Ông vẫn đang “hành quân” cùng cuộc sống hôm nay với tư cách nhà thơ. Ở tuổi 81, nhà thơ Văn Công vừa làm một việc “xưa nay hiếm”, xuất bản tập trường ca Năm tháng không quên (NXB Văn nghệ, tháng 3/2009) thể hiện những trải nghiệm và chiêm nghiệm lịch sử dân tộc, đời người, đời thơ bằng nghệ thuật ngôn từ.
![]() |
Là một cán bộ chính trị được tổ chức phân công bám trụ ở lại miền Nam sau hiệp định Giơ-ne-vơ, Văn Công lặn lộn với núi rừng Thồ Lồ Ma Dú, thắp lên ngọn lửa của ý chí, niềm tin, xây dựng lại phong trào, xây dựng chính quyền tự quản vùng đồng bào dân tộc Phú Yên, hình thành căn cứ vững chắc của Tỉnh ủy Phú Yên thời kỳ đầu chống Mỹ.
Ông không chọn tư cách nhà thơ nhưng thơ vẫn hiện diện và lan tỏa đến công chúng rộng rãi ở cả hai miền Nam-Bắc. Văn học sử đã khẳng định rằng: “Văn Công là một trong số ít những nhà thơ đặt những viên gạch đầu tiên xây dựng nền thơ ca giải phóng”.
Từ những năm 1959 – 1960 đến những năm 80 của thế kỷ trước, các giáo trình đại học ngành ngữ văn đều đề cập đến thơ ông như một minh chứng sống động cho thơ ca cách mạng miền
Năm 1977, tại giảng đường đại học Tổng hợp Huế, người viết bài này xúc động và rất tự hào khi giáo sư chủ nhiệm khoa Ngữ văn Phạm Văn Sĩ (Hồ Tấn Trai) – tác giả công trình nghiên cứu Văn học cách mạng miền Nam bình giảng bài Tuy Hòa mến yêu, phân tích rất sâu về giá trị tư tưởng và giá trị nghệ thuật của bài thơ này. Thầy Sĩ còn nói thêm: “Văn Công không chỉ có thế, bài thơ Người Cộng sản của nhà thơ cách mạng Văn Công còn được chọn đăng vào tuyển tập thơ quốc gia dịch ra tiếng Pháp xuất bản ở
Năm 1981, về công tác tại quê nhà, tôi có vinh dự được cấp trên phân công giúp việc cho nhà thơ Văn Công (Quyền Chủ tịch, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Phú Khánh) trong nhiều năm.
Giữa bộn bề lo toan “cơm, áo, gạo, tiền” cho cả một tỉnh lớn, ông vẫn dành thời gian làm thơ. Tôi có hạnh phúc lớn là người đầu tiên được đọc những bài thơ còn thơm mùi mực của ông. Những bài thơ ấy được đăng trên Báo Văn Nghệ (Trung ương và địa phương), Báo Phú Khánh và được tập hợp xuất bản thành tập Khúc hát miền quê năm 1986. Lúc nhận nhuận bút, ông vui vẻ “chia lộc” cho tôi và anh Võ Duy Nhất (nay là Phó văn phòng UBND tỉnh Khánh Hòa) ba trăm đồng (đây là một khoản tiền lớn, lúc ấy mức lương của tôi là cán sự năm, 85 đồng, tương ứng lương mới sau đổi tiền là 333 đồng) để qua khách sạn Thắng Lợi “uống bia cho vui”. Bác Văn Công rất tiết kiệm, đây là một cuộc khao lính “hoang phí” ngoại lệ bởi ông đang vui, thơ giải tỏa cho ông những áp lực nhiều chiều của công việc.
Hai mươi năm trở lại Phú Yên – nơi ông cống hiến trọn vẹn quãng đời thanh xuân đẹp nhất – Văn Công thanh thản giữa đời thường, chuyên tâm làm thơ và thực hiện các công trình khảo cứu.
Hai mươi năm qua, ông đã hoàn thành một khối lượng công việc đồ sộ mà bất cứ nhà nghiên cứu, nhà thơ chuyên nghiệp nào cũng phải nể trọng.
Theo trình tự thời gian, Văn Công lần lượt xuất bản Miền đất huyền thoại (ký, 1990), Vùng đất lửa (ký, 1992), Hương đêm (thơ, 1996), Trước chiều gió (thơ, 1996), Hậu cần nhân dân (ký 1997), Người Bana Phú Yên (chuyên khảo, 1998), Ký ức về một vùng đất (ký, 2001), Tuyển tập thơ văn (2003), Sống và viết ở chiến trường (ký sử thi 2005), Một chặng đường thơ (thơ, 2007) và trường ca Năm tháng không quên vừa ra mắt bạn đọc cả nước tháng 3/2009. Năm tháng không quên gồm 10 chương với 860 câu thơ chuyển tải tấm lòng của tác giả về Đảng, Nhân dân, Đất nước, về chiến tranh và hòa bình, về tình đời, tình người, về những giá trị nhân bản vĩnh cửu của lý tưởng cách mạng bằng ngôn ngữ thơ.
Trường ca Năm tháng không quên bao quát, không gian rộng lớn và chiều dài thời gian vắt hai thế kỷ.
Người cách mạng xuất thân trong một gia đình khoa bảng thế gia vọng tộc ở Diễn Châu (Nghệ An) từ thời niên thiếu đã cám cảnh nước mất nhà tan, thân nô lệ một cổ hai tròng:
Tôi sinh ra thời cân đai áo mão
Thời còn bán tước mua quan
Dưới triều đại ngăn dòng lịch sử
Dân tộc chìm đắm cơ hàn.
Văn Công hồ hởi gia nhập Vệ quốc đoàn, có mặt trong đoàn quân
Quê hương nào chẳng đượm đà tha thiết
Thế hệ nào chẳng gánh vác lo toan
Lớp người nào chẳng lên đường cứu nước
Đang cất cao khúc hát khải hoàn.
Từ chiến trường xa Phú Yên, Văn Công vọng tưởng về quê nhà với cảm xúc tươi xanh, lắng đọng:
Trăng vẫn sáng như trăng thuở ấy
Vẫn dòng sông ấm áp mỡ màu
Đôi mắt nói những lời mình ao ước
Tháng năm này chẳng thể quên đâu.
Sau 6 năm cà răng, căng tai, “ba cùng” với bà con dân tộc xây dựng chiến khu Thồ Lồ, nhà thơ Văn Công trải lòng đón Nghị quyết 15 vạch phương hướng đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc:
Miền
Mặt trời lên cây cỏ nở hoa
Sấm chuyển Trường Sơn triều dâng dậy sóng
Quê hương mình thành khúc nhạc hùng ca.
… Trải bốn ngàn năm chung thủy
Đã xây lên hào lũy trường thành
Trên đỉnh cao tung bay cờ Tổ quốc
Giữa bụi mù nhìn thấy ánh bình minh.
Là một cán bộ lãnh đạo chủ chốt của tỉnh (Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng ban Kinh tài kiêm Trưởng ban chi viện tiền phương) Văn Công tự hào lực lượng cách mạng lớn mạnh từng ngày, vùng giải phóng ngày một mở rộng, cách mạng trụ bám đứng chân vững chắc ở đồng bằng. Những đoàn quân từ hậu phương lớn chi viện cho tiền tuyến lớn đã hội quân ở đất lửa miền
Đất ủ nồng vết thương chiến tích
Ngực nở hoa trong máu lửa chiến tranh
Hạt giống gieo giữa mùa xuân mưa bão
Hạnh phúc nhen ánh lửa rực hồng.
… Áo vải chân không từ bùn đen vùng dậy
Con tiếp cha liên tục cuộc trường chinh
Chí anh hùng ngát thơm mùi đất lửa
Việt
Cuộc trường chinh 30 năm kết thúc vào ngày 30/4/1975 lịch sử. Đất nước sang trang, Văn Công thổi hồn vào những vần thơ hào sáng:
Đất nước sang xuân tình đời chấp cánh
Thẳng hướng bay lên đỉnh mới tầm cao
Xây cuộc sống bằng niềm tin vững chắc
Với sức mình, nghị lực Việt
Đất nước thống nhất, Bắc –
Rảo bước chân đi dưới nắng hồng
Con đò đón bạn chở sang sông
Trời quang chim én chao đôi cánh
Thơm ngát đồng chiêm lúa trổ đông.
Nhà thơ chiến sĩ Văn Công ở tuổi “bát tuần thượng thọ” vẫn đậm chất hào sảng hướng về tương lai với niềm tin mãnh liệt về con đường dân tộc và bản thân ông đã chọn 64 năm trước:
Ly rượu đón thiên niên kỷ mới
Việt
Ta đang đi giữa dòng đời cuộn chảy
Xứ sở anh hùng thấm đậm đất phù sa.
… Sống hết lòng trước khi đời mình khép kín
Vững niềm tin nhìn phía trước bao la.
“Năm tháng không quên” sẽ mãi mãi trường tồn cùng năm tháng với những giá trị văn chương đích thực như tấm lòng ông mãi trong sáng thủy chung với thơ, với cách mạng và cuộc đời rộng lớn đang cuồn cuộn tiến về phía trước.
PHAN THANH