![]() |
Nhà văn Lê Minh Khuê
|
Lê Minh Khuê không bị chi phối bởi PR, dù bà cho rằng điều đó cũng cần thiết. Nữ nhà văn cứ lặng lẽ viết. Không to tiếng, chẳng đố kỵ. Nói về giải thưởng lớn lần này, bà chỉ nhận mình là người may mắn. “Ở nước mình, nhiều nhà văn còn giỏi hơn tôi nhiều. Có lẽ, qua tập sách, hội đồng giải thưởng có chút đồng cảm nên xét thưởng cho tôi”. Nhận Giải thưởng văn học quốc tế Byeong Ju Lee, bà có chút vốn liếng để có thời gian đầu tư cho những tác phẩm lớn hơn. Tuy nhiên, văn chương chẳng thể nói trước được điều gì. Đó là “lộc trời”, cho ai người ấy được. Lê Minh Khuê dự định sẽ viết tiểu thuyết, tất nhiên thể loại này đòi hỏi nhiều yếu tố, cả nội lực và vốn sống.
Nhà văn đã có dịp đi nhiều nước trên thế giới, như Thụy Điển, Pháp, Mỹ, Hàn Quốc. Với mỗi chuyến đi, bà chỉ viết ký, tản văn và cất giữ tư liệu, đợi đến ngày cảm xúc chín sẽ viết những tác phẩm dài hơi.
Tại hội nghị Văn học Á - Phi cuối năm 2007, Lê Minh Khuê đọc tham luận “Văn học và thân phận người phụ nữ”. Nữ nhà văn nói lên một số thay đổi trong quan hệ của người nam và người nữ ở Việt
Trong đời thường, Lê Minh Khuê là một nữ nhà văn giản dị, không son phấn. Bà quan niệm: Sự hấp dẫn của phụ nữ là nhan sắc trời cho. Thời trang, son phấn là thứ bổ trợ lớn, nhưng chỉ phù hợp với từng đối tượng. Nghĩ vậy nên Lê Minh Khuê để cho mình mộc mạc.
Phụ nữ viết văn cũng rất “khổ ải”. Là một người đàn bà viết văn, Lê Minh Khuê đã “chưng cất” nỗi buồn, trải nghiệm cuộc sống để có những trang viết. Nữ nhà văn đã sống thật, sống hết mình với văn chương.
Lê Minh Khuê sinh năm 1949 tại Thanh Hóa. Năm 16 tuổi, bà gia nhập lực lượng thanh niên xung phong, làm nhiệm vụ trên đường Hồ Chí Minh lịch sử. Sau đó bà trở thành phóng viên chiến trường của Báo Tiền Phong, Đài Tiếng nói Việt
|
NGUYỄN VĂN HỌC