Từ điển văn học là bộ sách có dung lượng lớn chứa đựng rất nhiều tri thức văn học trên tất cả các phương diện: tác giả, tác phẩm, tổ chức văn học, thuật ngữ văn hóa nghệ thuật... Nhìn vào bộ sách đồ sộ này, người ta có thể thấy được thành tựu văn học của từng quốc gia, dân tộc, địa phương. Trong Từ điển Văn học có tên năm nhà văn liên quan đến Phú Yên.
Trong văn học tiền chiến Việt
Trước năm 1945, Trần Mai Ninh là một nhà hoạt động xã hội nổi tiếng cả nước, làm chủ bút nhiều tờ báo có khuynh hướng cách mạng thời mặt trận dân chủ. Năm 1942, ông bị địch bắt đày vào nhà lao Buôn Ma Thuột. “Sau khi Nhật đảo chính Pháp (3/1945), ông thoát khỏi nhà tù, hoạt động ở Nam Trung Bộ, tham gia khởi nghĩa giành chính quyền địa phương rồi tham gia kháng chiến chống Pháp tại đây. Thời gian này, ông sáng tác thơ, trong đó có hai bài đặc sắc Nhớ máu và Tình sông núi (…). Đầu năm 1947, trên đường vào công tác ở vùng địch hậu, Trần Mai Ninh bị địch bắt, tra tấn dã man, chúng khoét hai mắt ông. Ông hy sinh trong năm đó, giữa lúc khả năng hoạt động cách mạng cũng như năng lực sáng tạo nghệ thuật đang dồi dào, sung sức” (Từ điển Văn học).
Giống như Trần Mai Ninh, nhà thơ Vĩnh Mai cũng là cán bộ cách mạng thời tiền khởi nghĩa, bị địch bắt giam ở Buôn Ma Thuột, đến năm 1945 ra tù và ở lại hoạt động tại Phú Yên. Từ điển Văn học viết: “Vĩnh Mai tham gia kháng chiến ở thị xã Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên, và làm Chủ tịch Ủy ban Nhân dân cách mạng lâm thời thị xã Tuy Hòa. Những năm 1945 - 1950, lần lượt giữ các chức vụ: Trưởng ty Thông tin tuyên truyền tỉnh Phú Yên…”. Trong thời gian hoạt động ở Phú Yên, ông đã xuất bản tác phẩm Người dân quân xã gây sự chú ý một thời. Nhìn chung, Vĩnh Mai sáng tác không nhiều nhưng lại đóng góp nhiều ở lĩnh vực lãnh đạo văn hóa. So với các tác giả liên quan tới Phú Yên có mặt trong Từ điển Văn học, Vĩnh Mai là người giữ chức vụ cao nhất và có nhiều đóng góp nhất cho phong trào cách mạng ở Phú Yên những năm đầu kháng chiến chống Pháp.
Cuộc hành quân Nam Tiến đã đem đến cho Phú Yên nhiều gương mặt văn chương nổi tiếng cả nước. Nhà thơ Hữu Loan từng chiến đấu trên phòng tuyến đèo Cả, cảm xúc trước vẻ đẹp anh hùng của người chiến sĩ cách mạng, ông đã viết bài thơ Đèo Cả. Nhiều người cho rằng, Màu tím hoa sim và Đèo Cả là hai đỉnh cao của Hữu Loan và thể hiện rõ nét nhất phong cách của ông. “Hữu Loan thường sử dụng lối thơ tự do - leo thang để dễ tái hiện ngoại cảnh đầy kịch tính cũng như bộc lộ được nội tâm chứa chan xúc động (…). Từ trước ngày toàn quốc kháng chiến, nhà thơ đã thành công ở lối thơ này qua bài Đèo Cả với những nét bút thơ hiện đại mà cổ kính: “Đèo Cả/ Đèo Cả/ Núi cao ngút/ Mây trời Ai Lao/Sầu đại dương”.
Võ Hồng là nhà văn lớn của văn học đô thị miền
Việc khảo sát các tác giả, tác phẩm trong Từ điển Văn học (bộ mới - NXB Thế giới, 2004) chỉ dừng lại ở cái mốc năm 1975, nói đến năm nhà văn có liên quan tới Phú Yên, trong đó có ba người ở nơi khác tới Phú Yên công tác trong những năm đầu chống Pháp; một người có quê cha ở Phú Yên nhưng lại không sinh ra và lớn lên ở Phú Yên. Nói đến nhà văn Phú Yên theo đúng nghĩa, chỉ có Võ Hồng. Hy vọng rằng trong tương lai, Phú Yên sẽ có thêm nhiều cây bút mới được ghi nhận trong bộ sách này.
TS PHẠM NGỌC HIỀN