Người Hoa đến định cư ở Phú Yên từ cuối thế kỷ XVIII, hiện có trên 2000 người. Trong quá trình lập nghiệp, hòa nhập vào xã hội Việt Nam, người Hoa Phú Yên chung sống hòa thuận với đồng bào các dân tộc địa phương, vừa bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống dân tộc, vừa có sự thay đổi, thích ứng với nền văn hóa Việt Nam qua các chế độ chính trị, kinh tế, xã hội hơn hai thế kỷ qua. Đồng thời, người Hoa tiếp thu những tinh hoa văn hóa truyền thống dân tộc Việt, góp phần làm phong phú thêm nền văn hóa dân tộc Việt ở địa phương, phù hợp với sự phát triển của thời đại...
Ngày nay, nghi lễ cưới hỏi của người Hoa và người Việt đã được tổ chức đơn giản hơn - Ảnh: XUÂN HUY
Về hôn nhân gia đình, ngày xưa, hôn nhân của người Hoa đều do cha mẹ định đoạt (gọi là hôn nhân bao biện) theo lễ giáo phong kiến môn đăng hộ đối, phải làm đủ 6 lễ (nạp tài, vấn danh, nạp cát, nạp trưng, thỉnh kỳ, nghinh thân). Người cùng họ không được lấy nhau, người khác quê cũng không muốn lấy nhau. Ví dụ như người Hải
Tục lệ ma chay người Hoa ở Phú Yên nói chung tương tự như người Việt địa phương. Người Hoa muốn thân nhân mình khi qua đời được mai táng trong nghĩa trang của cộng đồng người Hoa để tiện việc tu tảo mồ mả, gần gũi lẫn nhau, khỏi bị thất lạc. Hiện nay tại TP Tuy Hòa có một nghĩa trang của người Hoa nằm ở xã Bình Kiến với gần 1000 mộ. Ở xã An Dân (huyện Tuy An) cũng có một nghĩa địa riêng của người Hoa.
Về trang phục, thời kỳ đầu, đàn ông người Hoa mặc áo ngắn thân, cổ đứng, cài cúc vải ở giữa. Đàn bà mặc áo ngắn thân, cài cúc vải bên trái, một số ít phụ nữ ở thành thị mặc áo dài Thượng Hải (nay gọi là sườn xám), tương tự như áo dài Việt
Ẩm thực của người Hoa tương đối phong phú, nhất là các món ăn Quảng Đông có đặc trưng là ngon, đẹp mắt, thơm và bổ dưỡng, cách chế biến hơi cầu kỳ nhưng được đồng bào Hoa – Việt ưa chuộng. Có nhiều món ăn của người Hoa trở thành phổ biến ở các địa phương như bánh bao, xíu mại, lạp xưởng, tả pín lù (lẫu)... Các món ăn hải sản như bóng cá, cước cá, hải sâm… cũng trở nên quen thuộc trong đời sống ẩm thực của người dân. Tuy nhiên, bên cạnh đó, cũng có những món ăn nhiều dầu mỡ, gia vị, nhiều đường… không có lợi cho sức khỏe của người cao tuổi.
Người Hoa thích uống trà (ngày xưa ít người uống cà phê). Cách pha trà cũng có sự khác nhau giữa những người ở các địa phương. Người Triều Châu, Phúc Kiến thích uống trà đậm hơn người Hải
Do số người Hoa ở Phú Yên ít, trình độ văn hóa hạn chế, thiếu nhân tài, nên về mặt văn học nghệ thuật chưa có hoạt động gì đáng kể (trước kia, trong trường học, người Hoa có tổ chức một số hoạt động văn nghệ dân tộc). Đây là hạn chế trong sinh hoạt văn hóa của người Hoa…
Qua hơn 200 năm đến lập nghiệp ở Phú Yên, chung sống đoàn kết, đồng thuận với đồng bào các dân tộc ở địa phương, người Hoa luôn chú trọng bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa tinh thần và vật chất tốt đẹp của dân tộc gắn với học tập, tiếp thu những giá trị văn hóa của các dân tộc anh em trong tỉnh, góp phần giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống của đại gia đình các dân tộc Việt Nam.
NGÔ CẦN TÙNG
Chủ tịch Hội người Hoa TP Tuy Hòa