Hiệp định Genève được ký kết ngày ấy đã biến con sông Hiền Lương (sông Bến Hải đoạn chảy qua đất Vĩnh Linh, thuộc tỉnh Quảng Trị) nằm trên vĩ tuyến 17, trở thành giới tuyến quân sự tạm thời phân cách hai miền Nam Bắc Việt Nam từ 20/7/1954. Nhiều cuộc chia ly bắt đầu. Nhưng sự chia ly rõ rệt nhất, trớ trêu nhất chính là sự chia ly giữa những người thân, những người yêu ở hai bên bờ sông Hiền Lương. Biết bao chàng trai từ bên bờ Bắc chiều chiều sau ngày ấy đứng dưới rặng dừa Cát Sơn phía bên ni, ngóng nhìn bóng dáng thân thương của người yêu phía bên tê mà chẳng biết bao giờ mới gặp lại nhau. Sự trớ trêu đó đã khiến biết bao văn nghệ sĩ miền Bắc cảm hoài khi tần ngần đứng bên bờ bắc cây cầu Hiền Lương giờ đây nửa Bắc, nửa
![]() |
Cầu Hiền Lương đã được bắc song song. Cầu sắt tái hiện lại hình ảnh của cây cầu lịch sử đã gắn liền với một thời kỳ chia cắt - Ảnh:
|
Thuyền ơi có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền
Nhắn ai luôn giữ câu nguyền
Trong cơn bão tố vững bền lòng son
Dù cho bến cách sông ngăn
Dễ gì chặn được duyên anh với nàng
Xé mây cho sáng trăng vàng
Khai sông nối bến cho nàng về anh…
Bài thơ đã lọt “mắt xanh” của một nhạc sĩ trẻ vốn là người miền
Từ khi ra đời, “Câu hò bên bờ Hiền Lương” đã thấm vào đời sống như những câu hò dân gian truyền thống. Từ sự thể hiện của nữ ca sĩ Châu Loan và Thương Huyền, rồi sau đến nữ ca sĩ Thanh Huyền và đến nữ ca sĩ Thu Hiền, bốn giọng nữ đỉnh cao này đã đưa “Câu hò bên bờ Hiền Lương” đến với người yêu nhạc vừa gần gũi, vừa cần thiết như hơi thở. Riêng với Hoàng Hiệp, từ sau duyên ngộ âm nhạc này, ông tự tìm ra một lối đi riêng với những bài hát phổ thơ nổi tiếng để rồi được mệnh danh là “người xe duyên giữa nhạc và thơ”.
Tuy nhiên, sau khi “Tình ca” của Hoàng Việt và “Câu hò bên bờ Hiền Lương” của Hoàng Hiệp ra đời, có những ý kiến cho rằng những giai điệu này sẽ làm yếu đi tính đấu tranh giai cấp của cuộc đấu tranh đòi thống nhất đang được tiến hành. Những giai điệu trữ tình và đẹp đẽ như thế đã từng bị dừng âm vang vì những quan niệm hẹp hòi. Nhưng những gì đã bất tử thì không bao giờ chết. Sẽ sống mãi trong tâm hồn Việt
NGUYỄN THỤY KHA