* Nga: Có 15.000 "kẻ khủng bố" nước ngoài tại Syria
Theo Reuters và AP, theo các nguồn tin ngoại giao, Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục Liên Hợp Quốc (UNESCO) ngày 8/3 đã lên án Syria tiến hành đàn áp cuộc nổi dậy kéo dài một năm qua ở nước này.
![]() |
Xung đột giữa người biểu tình và lực lượng an ninh Syria tại thành phố biển miền Tây Bắc Latakia. - Ảnh: AFP/TTXVN |
Tuy nhiên, UNESCO cho rằng việc đàn áp chưa tới mức khiến một số quốc gia phương Tây và Ả-rập đòi trục xuất
Cùng ngày 8/3, các lực lượng đối lập tại Syria đã bác bỏ đề nghị đối thoại của Đặc phái viên chung giữa Liên hợp quốc và Liên đoàn Ả-rập (AL), cựu Tổng Thư ký Liên hợp quốc Kofi Annan, đồng thời cho rằng chính Damascus đã hủy hoại triển vọng đạt thỏa thuận qua đàm phán. Phát biểu tại Cairo (Ai Cập) trước khi tới Syria ngày 10/3, ông Annan cho biết sẽ kêu gọi Tổng thống Bashar al-Assad và phe đối lập ở Syria ngừng xung đột và cùng tìm một giải pháp chính trị thông qua đối thoại.
Tuy nhiên, phản ứng trước lời kêu gọi này, một đại diện của phe đối lập tại Homs, ông Hadi Abdullah tuyên bố: "Phản đối mọi đối thoại trong khi xe tăng vẫn nã pháo vào các thị trấn, tình trạng đổ máu tiếp diễn và nhiều khu vực vẫn bị cắt điện, nước, hệ thống liên lạc".
Trong khi đó, một thành viên Ủy ban Cách mạng
Ngày 8/3, tại Geneva, Thụy Sĩ, Liên Hợp Quốc đã tổ chức Diễn đàn Nhân đạo Syria nhằm thảo luận về những thách thức tại Syria hiện nay và tìm cách hỗ trợ tốt hơn cho người dân Syria. Tại diễn đàn, Văn phòng Phối hợp Cứu trợ Nhân đạo (OCNA) của Liên Hợp Quốc cho biết đã chuẩn bị lương thực dự trữ đủ cho khoảng 1,5 triệu người Syria. Đây là một phần trong kế hoạch khẩn cấp 90 ngày nhằm hỗ trợ cho những người thiếu lương thực sau gần một năm xảy ra biểu tình gây bạo động ở nước này. Liên Hợp Quốc đang chờ kết quả chuyến thăm
Cũng tại diễn đàn này, Mỹ cam kết viện trợ thêm khoảng 2 triệu USD cho Syria, đồng thời kêu gọi Damascus cho phép các nhân viên nhân đạo được tiếp cận những người dân đang cần trợ giúp. Số tiền này sẽ dành để chăm sóc y tế khẩn cấp, cũng như cung cấp các nhu yếu phẩm gồm nước uống, đồ ăn, lều bạt, máy sưởi và các thiết bị vệ sinh... Số tiền trên sẽ nâng tổng viện trợ của Mỹ dành cho
Cùng ngày 8/3, quan chức ngoại giao Nga Mikhail Lebedev cho biết Tổng thống Syria Bashar al-Assad đang phải chiến đấu với "những tên khủng bố" do Al-Qaeda hậu thuẫn, trong đó có 15.000 tay súng nước ngoài sẵn sàng chiếm lĩnh các thị trấn trên toàn quốc gia Trung Đông này nếu chính phủ rút quân. Phát biểu tại diễn đàn hoạt động nhân đạo Syria của LHQ ở Geneve, ông Lebedev cho biết các phiến quân gần đây đã tiến hành các cuộc tấn công quy mô lớn nhằm vào cơ sở hạ tầng của Syria, trong đó có cả các trường học và bệnh viện.
Các hãng tin AFP và Reuters dẫn lời ông Lebedev nói: "Các nhóm phiến quân tấn công, giết hại, tra tấn và hăm dọa dân thường. Lượng khủng bố đến từ các nước láng giềng luôn gia tăng".
Theo ông Lebedev, có ít nhất 15.000 tay súng nước ngoài tại
Trong diễn biến khác, Ngoại trưởng Nhật Bản Koichiro Gemba ngày 9/3 cho biết Tokyo đã siết chặt thêm lệnh trừng phạt chống Syria với việc bổ sung thêm các tổ chức, cá nhân của Syria vào danh sách các đối tượng bị phong tỏa tài sản, trong bối cảnh chính phủ nước này tiếp tục sử dụng vũ lực chống lại dân thường. Phát biểu tại cuộc họp báo, ông Gemba nói: “Bất chấp những lời kêu gọi liên tiếp của Nhật Bản và nhiều nước khác trong cộng đồng quốc tế, cuộc đàn áp vẫn tiếp diễn".
Lệnh phong tỏa tài sản mới sẽ được áp dụng đối với tài sản của hai nhân vật thân cận của Tổng thống Syria Bashar al-Assad và 4 tổ chức gồm Ngân hàng Thương mại Syria, Ngân hàng Thương mại người Libăng của Syria, Công ty thương mại dầu mỏ Syria và Tập đoàn xăng dầu General Petroleum. Theo ông Gemba, nội các Nhật Bản đã thông qua quyết định mở rộng danh sách trừng phạt chống
Với quyết định mới trên, các tổ chức, cá nhân của Nhật Bản muốn giao dịch tài chính với 16 tổ chức và 20 cá nhân của Syria cần phải xin phép chính phủ Nhật Bản.
H.NGUYỄN (tổng hợp từ TTXVN, Vietnam+)