Ngày 18/10, một quan chức Lầu Năm Góc cho biết Mỹ đã mời Nga sử dụng radar và các thiết bị cảm biến khác của nước này để đánh giá một số vụ phóng thử tên lửa phòng thủ của Mỹ.
![]() |
Tên lửa đánh chặn SM-3 của Mỹ - Nguồn: US Navy
|
Đây là một phần trong nỗ lực mới của Mỹ nhằm thuyết phục
Theo ý tưởng trên, Nga sẽ tự đánh giá các cuộc thử nghiệm tên lửa đánh chặn của Mỹ được triển khai bên trong và xung quanh châu Âu.
Phát biểu tại một diễn đàn do Hội đồng Đại Tây Dương chủ trì, Trung tướng Lục quân Mỹ Patrick O'Reilly, Giám đốc Cơ quan Phòng thủ tên lửa của Lầu Năm Góc, cho biết đây là những tên lửa nhỏ hơn, ám chỉ các tên lửa đánh chặn Standard Missile-3 (SM-3) do tập đoàn quốc phòng Raytheon Co. chế tạo và dự kiến sẽ được đưa vào triển khai.
Tướng Reilly khẳng định những tên lửa loại này không phải nhằm đối phó với Nga, quốc gia sở hữu những tên lửa đánh chặn chiến lược được triển khai sâu bên trong lãnh thổ của mình.
Ông nhấn mạnh với việc được đặt trên đất liền và trên biển, SM-3 không thể vươn tới mục tiêu xa như vậy.
Năm 2009, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã thuyết phục Điện Kremlin bằng cách chỉ trích kế hoạch của người tiền nhiệm George W. Bush về việc triển khai các tên lửa đánh chặn tầm xa hơn trên lãnh thổ Ba Lan cũng như lắp đặt một rađa tại CH Czech. Động thái này của ông chủ Nhà Trắng đã giúp cải thiện mối quan hệ Nga-Mỹ.
Tuy nhiên, Moscow cho rằng kế hoạch của Tổng thống Obama triển khai lá chắn tên lửa mới tại châu Âu, cụ thể là trên lãnh thổ các nước Romania, Ba Lan, Thổ Nhĩ Kỳ và Tây Ban Nha, có thể đe dọa an ninh của Nga nếu các tên lửa này có khả năng vô hiệu hóa tên lửa đánh chặn của Nga.
Theo TTXVN