Những điều ít biết về tình anh em giữa Fidel và Raul Castro

Những điều ít biết về tình anh em giữa Fidel và Raul Castro

Gần đây, tình hình Cuba trở thành một trong những tiêu điểm của giới truyền thông thế giới. Ngày 31/7 vừa qua, lần đầu tiên kể từ khi cách mạng Cuba thắng lợi (1/1/1959), Fidel Castro đã tuyên bố chuyển giao quyền lãnh đạo Đảng, Nhà nước và quân đội cho người em trai là Raul vì ông phải phẫu thuật dạ dày và nghỉ ngơi tĩnh dưỡng sau khi mổ.

Gần đây, tình hình Cuba trở thành một trong những tiêu điểm của giới truyền thông thế giới. Ngày 31/7 vừa qua, lần đầu tiên kể từ khi cách mạng Cuba thắng lợi (1/1/1959), Fidel Castro đã tuyên bố chuyển giao quyền lãnh đạo Đảng, Nhà nước và quân đội cho người em trai là Raul vì ông phải phẫu thuật dạ dày và nghỉ ngơi tĩnh dưỡng sau khi mổ.

Đây là lần đầu tiên sau 47 năm, Raul Castro bước lên vị trí người lãnh đạo đất nước nên ông lập tức trở thành trung tâm chú ý của báo chí.

Fidel va Raul.jpg

Chủ tịch Fidel Castro và em trai Raul Castro.

Là nhà lãnh đạo số 2 của Cuba , Raul luôn lặng lẽ đứng phía sau anh trai để giải quyết mọi việc. Tình anh em giữa họ vô cùng sâu nặng, ngoài sự tưởng tượng của mọi người. Người cha Anherl Castro của họ là một chủ trang trại trồng mía ở tỉnh Olchin có tới 2,5 vạn mẫu đất và 500 công nhân. Bà mẹ vốn là người làm thuê cho gia đình, sau được ông chủ lấy làm vợ. Họ có 7 người con, Fidel là con thứ 5, Raul thứ 6, hai người từ nhỏ đã rất thân thiết với nhau và toàn chơi với đám con nông dân. Khi Fidel được cha mẹ đưa lên thành phố học, Raul đã khóc đòi đi theo khiến họ không có cách nào khác là phải cho đi theo. Lớn lên, Raul toàn học theo dấu người anh. Khi vào đại học, ông cũng chọn ngành Luật như anh trai.

Ngày 26/7/1953, để lật đổ chính quyền Batista thân Mỹ, Fidel và Raul đã dẫn 160 thanh niên khởi nghĩa vũ trang tiến công trại lính Moncada, mở đầu “Phong trào 26/7” nổi tiếng trong lịch sử Cuba. Do lực lượng quá ít không thể địch lại kẻ thù quá đông quá mạnh nên cuộc khởi nghĩa bị thất bại, cả hai anh em đều bị bắt và đem đi đày ở đảo Thông. Nhưng chính cuộc khởi nghĩa thất bại này đã khiến cả thế giới biết đến anh em nhà Castro.

2 năm sau, hai anh em Fidel được phóng thích nhưng bị buộc phải lưu vong sang Mexico . Chính trong thời gian sống lưu vong này, năm 1955, Raul gặp được bác sỹ trẻ Guevara người Argentina Mexico City . Cùng chung lý tưởng, hai người lập tức kết thân với nhau. Rồi qua giới thiệu của Raul, Guevara được gặp Fidel, hai người nói chuyện với nhau suốt đêm và họ nhận ra rằng tại sao mình gặp nhau muộn thế. Guevara lập tức gia nhập tổ chức quân sự của Phong trào 26/7. Tư tưởng và kinh nghiệm cách mạng của Guevara đã làm thay đổi hẳn anh em nhà Castro. Sau khi suy nghĩ, họ quyết định phát động một phong trào mới. Đêm 25/11/1956, dưới sự lãnh đạo của Fidel, Raul cùng 81 người khác đã lên con tàu nhỏ “Granma” từ Mexico trở về nước. Khi đổ bộ lên vùng đầm lầy, họ bị quân chính phủ bao vây, hai bên xảy ra kịch chiến, cuối cùng chỉ có 2 anh em Fidel và 12 người thoát khỏi được vòng vây chạy lên vùng núi Maestra để đánh du kích.

Dựa vào địa hình hiểm trở và được sự ủng hộ của nhân dân, đội quân du kích của Fidel phát triển rất nhanh. Quân chính phủ điên cuồng mở các đợt tiến công lên vùng núi này hòng tiêu diệt họ nhưng không được. Để giảm bớt sức ép của địch, đầu năm 1958, Raul dẫn hơn chục chiến sỹ tới vùng núi Crisdan ở cách đó hơn 100 km để mở mặt trận thứ 2.

Đầu năm 1959, Fidel đã lãnh đạo quân du kích nổi dậy lật đổ chính phủ Batista thân Mỹ, thành lập chính quyền cách mạng. Raul được giao quản công tác quân sự. Do phụ trách việc tiến hành xử tử 70 quan chức cao cấp của chính phủ cũ nên Raul bị phương Tây coi là “phái cứng rắn”. Tạp chí “Thời đại” của Mỹ số ra ngày 8/8/19 60 đã viết: “Fidel là linh hồn và trái tim của Cuba , Raul là nắm đấm, còn Guevara là bộ não”.

Nếu Fidel là người cao lớn, có tài hùng biện, tràn đầy nhiệt huyết, thì Raul lại là người khác hẳn, ông có vẻ “lạnh”. Nhưng những nhà bình luận thời cuộc quen biết cả hai người lại nhận xét: Trên thực tế Raul là nhà lãnh đạo rất thông minh, mưu trí. Báo “Granma” hồi tháng 6 vừa qua từng viết: “Raul là nhà giáo dục cách mạng”. Bài báo nhấn mạnh, ngay từ ngày đầu cách mạng, Raul đã nghiêm khắc yêu cầu mỗi cán bộ quân sự phải lưu ý đến giá thành của mỗi kế hoạch quân sự, chi phí đào tạo một sỹ quan hay chi tiêu cho mỗi cuộc diễn tập.

Về mặt lập trường chính trị, Raul có quan điểm mà người Mỹ coi là “cứng rắn”. Hồi tháng 6 vừa qua ông đã từng tuyên bố: trong thời kỳ “hậu Castro”, Cuba vẫn sẽ áp dụng thể chế tập thể lãnh đạo, chỉ có Đảng CS Cuba mới được tiếp tục nắm quyền lãnh đạo ở Cuba. Tuy nhiên về mặt kinh tế, Raul lại thể hiện sự mềm dẻo. Ông từng hài hước: “Nếu cải cách thất bại, tôi và Fidel sẽ phải lưu vong ra nước ngoài”. Hồi cuối thế kỷ trước, khi Liên Xô tan rã, Cuba một dạo đã lâm vào khủng hoảng kinh tế, nhiên liệu thiếu nghiêm trọng, thậm chí máy bay phải dùng ngựa giúp khởi động. Raul đã lãnh đạo tiến hành một số cải cách kinh tế quy mô nhỏ khiến Cuba thoát khỏi khủng hoảng. Nghĩ lại thời kỳ ấy, Raul rất cảm kích. Ông nói “Đậu và pháo quan trọng như nhau, thậm chí đậu còn quan trọng hơn pháo”.

Là một nhà lãnh đạo xuất sắc, Raul cũng là người chồng, người cha mẫu mực. Trong thời gian lưu vong ở Mexico , ông quen người vợ hiện nay, bà Wilma Espin. Là con một thương gia giàu có, đã học qua trường ĐH Massachuset danh tiếng ở Mỹ nhưng để giải phóng dân tộc và đem lại tự do cho nhân dân, Wilma đã đi theo cách mạng và trở thành một nữ chỉ huy du kích. Hai người yêu nhau và sát cánh chiến đấu bên nhau. Cách mạng thành công mấy năm thì họ kết hôn và vẫn yêu nhau như thuở ban đầu.

Năm nay Wilma đã ngoài 60 tuổi, song bà vẫn nằm trong số 5 người được phương Tây coi là “có quyền lực nhất ở Cuba”. Ngoài chức Chủ tịch Hội Phụ nữ Cuba, bà còn là Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Hội đồng nhà nước, đại biểu Quốc hội. Ngoài ra, bà còn đóng vai trò “Đệ nhất phu nhân” giúp người anh chồng hiện đang sống độc thân tiếp khách. Vợ chồng Raul – Wilma hiện có 4 người con và 8 đứa cháu. Là người rất yêu con cháu, dù bận rộn đến mấy, chưa bao giờ Raul từ bỏ thói quen ăn trưa mỗi Chủ nhật với các con cháu. 

(Theo TPCN)

Từ khóa:

Ý kiến của bạn