Libya cáo buộc NATO phạm tội ác chiến tranh

Libya cáo buộc NATO phạm tội ác chiến tranh

Theo AFP, ngày 13/7, Trưởng công tố Libya, Mohamed Zekri Mahjubi đã cáo buộc rằng các cuộc không kích của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tiến hành từ cuối tháng 3 nhằm hậu thuẫn cho lực lượng nổi dậy đã làm hơn 1.100 dân thường thiệt mạng và khoản 5.500 người khác bị thương.

* Nga không dự phiên họp Nhóm tiếp xúc về Libya

Theo AFP, ngày 13/7, Trưởng công tố Libya, Mohamed Zekri Mahjubi đã cáo buộc rằng các cuộc không kích của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tiến hành từ cuối tháng 3 nhằm hậu thuẫn cho lực lượng nổi dậy đã làm hơn 1.100 dân thường thiệt mạng và khoản 5.500 người khác bị thương.

Li-110714.jpg

Một khu dân cư ở ngoại ô Tripoli bị trúng bom của NATO - Nguồn: Reuters

Trao đổi với các phóng viên nước ngoài tại Tripoli, ông Mahjubi cho biết ông đang tìm cách truy tố Tổng Thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen tại các tòa án của Libya về "những tội ác chiến tranh". Ông Mahjubi nói: "Trên cương vị Tổng Thư ký NATO, ông Rasmussen phải chịu trách nhiệm về các hành động của tổ chức này vì đã tấn công dân thường không có vũ trang, cướp đi sinh mạng của 1.108 người và làm 4.537 người khác bị thương trong các trận oanh tạc thủ đô Tripoli và những thành phố và làng mạc khác".

Ngoài tội ác chiến tranh, ông Mahjubi còn cáo buộc ông Rasmussen tìm cách sát hại nhà lãnh đạo Muammar Gaddafi, "chủ tâm xâm lược chống lại dân thường vô tội" và "sát hại trẻ em".

Ngoài ra, Tổng thư ký NATO cũng bị buộc tội "tìm cách lật đổ chế độ ở Libya" và thay thế chế độ này bằng phong trào nổi dậy nằm dưới dưới sự điều khiển của NATO nhằm "chiếm đoạt tài nguyên" dầu mỏ của Libya.

Phát biểu tại Moscow tối 13/7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga, ông Alexander Lukashevich tuyên bố, Nga không có kế hoạch tham gia phiên họp của Nhóm tiếp xúc về Libya tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 15/7. Theo ông Lukashevich, cho đến nay, Nga đã nhận được nhiều lời mời khác nhau để tham dự các hội nghị về Libya như phiên họp Nhóm tiếp xúc ở Istanbul và đã nhận được lời mời gia nhập Nhóm tiếp xúc này.

Tuy nhiên, lập trường trước sau như một của Nga là không tham gia Nhóm tiếp xúc về Libya và không dự các hoạt động của Nhóm này vì các sự kiện vừa qua cho thấy Nhóm tiếp xúc về Libya chỉ ủng hộ một bên xung đột tại Libya.

Hơn nữa, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã thông qua hai nghị quyết về Libya và Nga cho rằng các nghị quyết này phải đóng vai trò trọng tâm trong việc tìm kiếm giải pháp cho cuộc khủng hoảng Libya .

Theo Vietnam+

Từ khóa:

Ý kiến của bạn