Hà Nội đã sẵn sàng cho Đại lễ kỷ nhiệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội, diễn ra trong 10 ngày từ 1-10/10. Tham gia tường thuật về sự kiện lịch sử của nhân dân Việt Nam có khoảng 1.000 nhà báo, trong đó có hơn 100 nhà báo nước ngoài. Trước thềm đại lễ, nhiều tờ báo nước ngoài đã đưa tin về sự kiện này một cách trang trọng.
![]() |
Ảnh Hà Nội rợp cờ hoa trên trang của AFP. |
Ngày 30/9, Hãng thông tấn AFP đưa tin, các đường phố Hà Nội mấy ngày qua đã được trang hoàng rực rỡ, màu cờ, sắc hoa làm cho Hà Nội như một đóa hoa, đâu đâu cũng thấy người dân nô nức, phấn khởi đón chào một sự kiện với họ là “ngàn năm có một”.
Hãng tin Tân Hoa của Trung Quốc viết: Đại lễ 10 ngày sẽ bắt đầu từ ngày 1/10, với hàng trăm hoạt động kỷ niệm bao gồm diễu binh, triển lãm, biểu diễn nghệ thuật và trình diễn pháo hoa. Sự kiện này có ý nghĩa sâu sắc đối với đời sống chính trị và xã hội ở thủ đô Việt
Trang tin CRI – Trung Quốc đưa tin, trong 10 ngày đại lễ, có rất nhiều hoạt động văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc Việt
Các cuộc triển lãm, trưng bày, trình diễn áo dài, công bố những công trình văn hóa, cắt băng khánh thành các trung tâm liên quan đến lịch sử 1.000 năm của Thủ đô thu hút rất nhiều người dân Hà Nội và các vùng lân cận, cũng như khách nước ngoài.
Theo phản ánh của phóng viên Tân Hoa Xã hôm 28/9, những ngày gần đây hầu như cả Hà Nội đều tất bật trang hoàng các đường phố, các trung tâm văn hóa của Thủ đô chuẩn bị cho đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội.
Đây là ngày lễ trọng đại của Việt
Phóng viên tờ Đại Kỷ Nguyên của đảo Đài Loan, Trung Quốc, tới Hà Nội hôm 26/9 để đưa tin về sự kiện văn hóa quan trọng này. Ấn tượng đầu tiên về Hà Nội là vẻ đẹp cổ kính pha lẫn hiện đại của một thành phố đang trên đà phát triển nhưng vẫn mang trong mình những giá trị truyền thống, văn hóa ngàn năm. Đường phố Hà Nội những ngày này như đông hơn với phương tiện chủ yếu là xe gắn máy, mỗi người ngồi trên xe đều đội mũ bảo hiểm trên đầu, những hình ảnh rất đặc trưng hiếm gặp ở Đài Loan.
Phương Bái Thanh, một phóng viên của Hãng thông tấn Đài Loan, Trung Quốc CNA thì có ấn tượng đặc biệt với món phở Hà Nội. Theo Bá Thanh, đây là món ăn mang đậm đặc trưng hương vị Hà Nội, mặc dù các nơi khác ở Việt Nam cũng có món này nhưng phở Hà Nội không lẫn với phở các vùng khác. Buổi sáng mùa thu tiết trời se lạnh mà được thưởng thức một bát phở Hà Nội sẽ cho bạn cả một ngày làm việc sảng khoái.
Ông Hoàng Đức Tu, Hội trưởng hội doanh nhân Đài Loan tại Hà Nội nhận xét: “Việt
Mạng Tin tức Đông Bắc, Trung Quốc lại chú ý đến bộ phim hoạt hình 3D Người con của Rồng. Đây là bộ phim hoạt hình 3D đầu tiên của Việt Nam, truyền thuyết kể về sự tích ra đời của thành Thăng Long, nay là thủ đô Hà Nội gắn với tên tuổi vua Lý Thái Tổ, vị vua đầu triều Lý đã quyết định dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La và đổi tên thành Thăng Long.
Theo About.com, chuyên trang của báo New York Times, trong dịp đại lễ sẽ có nhiều lễ hội và sự kiện được tổ chức để tôn vinh di sản nghìn năm Thăng Long - Hà Nội. Website này cũng khẳng định "Việt
Trong mục "Ảnh trong Ngày" hôm 29/9, BBC đăng tải một bức ảnh rực rỡ quốc kỳ và đèn đỏ treo ở một con phố cổ Hà Nội, phản ánh không khí tưng bừng trước đại lễ.
Nhân dịp này, trang du lịch Get up and Go của Australia mô tả lịch sử Hà Nội: Thành phố duyên dáng in hằn những trải nghiệm của nhiều thế kỷ, trở lại lịch sử năm 1010 sau Công nguyên, Vua Lý Thái Tổ đã dời đô tới đây và gọi vùng đất này là Thăng Long (rồng bay). Kể từ đó đến nay, kinh đô này có nhiều tên gọi và đến năm 1831 được gọi là Hà Nội.
Trong chuyên mục Các sự kiện, trang web của Hiệp hội Du lịch ASEAN viết: Lễ kỷ niệm 1000 năm ngày thành lập thủ đô Thăng Long, tức Hà Nội ngày nay, của Việt Nam, sẽ kéo dài 10 ngày và bao gồm nhiều chương trình nghệ thuật, triển lãm mỹ thuật và văn học, biểu diễn.... Ngoài Hà Nội, các hoạt động kỷ niệm còn được tổ chức ở các thành phố khác.
K. NGỌC (tổng hợp)