Hé mở cánh cửa nhà tù khét tiếng ở Iran

Hé mở cánh cửa nhà tù khét tiếng ở Iran

Tại một phòng giam bên trong nhà tù “đáng sợ nhất” ở Iran, phụ nữ dệt thảm và xem các trận bóng đá World Cup 2006 trong khi con cái họ nô đùa xung quanh. Các tù nhân còn tổ chức hội thảo về đọc, viết, may quần áo và các biện pháp phòng chống AIDS.

Tại một phòng giam bên trong nhà tù “đáng sợ nhất” ở Iran , phụ nữ dệt thảm và xem các trận bóng đá World Cup 2006 trong khi con cái họ nô đùa xung quanh. Các tù nhân còn tổ chức hội thảo về đọc, viết, may quần áo và các biện pháp phòng chống AIDS.

060621-nha-tu-Iran.jpg

Một buồng giam trong nhà tù Evin

Mới đây, Iran quyết định hé mở cánh cửa nhà tù Evin khét tiếng, lần đầu tiên tạo cơ hội cho báo chí quốc tế có cái nhìn thoáng qua về những gì đang diễn ra bên trong tòa nhà mà xuất phát từ đây đã có biết bao câu chuyện về sự tra tấn, đánh đòn, ép cung.... từ trước cuộc cách mạng Hồi giáo 1979 cho tới ngày nay. Evin nằm trong số những nhà tù bị Tổ chức Ân xá quốc tế chỉ trích gay gắt vì các điều kiện giam giữ không ai biết tới và giam cầm tù nhân chính trị không qua xét xử. Tuy nhiên, các nhà chức trách Iran khẳng định điều kiện cũng như không khí ở đây rất dễ chịu và vấn đề nhân quyền rất được quan tâm.

“Chúng tôi chẳng có gì phải giấu diếm thế giới”, Sohrab Soleimani, một quan chức nhà tù, nói với các phóng viên: Chúng tôi mời các bạn tới đây để tận mắt chứng kiến tù nhân được đối đãi thế nào và những tiện nghi mà họ đang được hưởng”. Hơn 30 phóng viên và nhà nhiếp ảnh có thể dạo bước lòng vòng qua các ngóc ngách của nhà tù và tự do phỏng vấn tù nhân. Tuy nhiên, các nhà chức trách Iran chỉ mở cửa đối với khu vực giam tù nhân nữ mà cấm phóng viên tới khu tù nhân nam hoặc tù nhân chính trị, viện dẫn không có nhiều thời gian và cam kết sẽ mở rộng cửa hơn nữa trong thời gian tới.

Tại bệnh viện trại giam, các phạm nhân nữ - hầu hết là phụ nữ bị kết án vì tội quan hệ tình dục trái phép - đang dự các lớp học về nạn lây nhiễm HIV và cách phòng tránh loại virus chết người này.

Các tù nhân nam duy nhất mà phóng viên nhìn thấy là những người đang có mặt tại nhà bếp của trại giam, nơi họ chuẩn bị thức ăn cho các phạm nhân khác. “Đây chẳng khác nào thế giới bên ngoài. Tôi không có cảm giác tôi là một tù nhân”, Ebrahim Hasani, người bị giam vì không trả tiền cấp dưỡng cho vợ, nói. “Chúng tôi thấy thoải mái với các điều kiện ở đây. Tôi không có gì để phản đối”, một tù nhân nữ tên là Shokat Darabi nói. Người phụ nữ này bị bỏ tù vì tội mang heroin. Nhiều tù nhân nữ khác cho biết họ rất hài lòng với điều kiện giam giữ chung trong nhà tù song than phiền về quá trình xét xử tội phạm ở Iran và họ không thể thuê luật sư vì chi phí quá đắt. Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Tư pháp Iran Jamal Karimirad, bị cáo được quyền tiếp cận với luật sư và trong trường hợp họ không đủ tiền chi trả, tòa án sẽ chỉ định luật sư cho họ.

Một số tù nhân khác phàn nàn rằng họ phải ngồi tù vì các lý do chính trị chứ không phải tội phạm thông thường. Tôi ngồi tù vì các tội gây nhiễu dư luận công chúng”, trích lời Nasrin Najmoddin, tác giả của một cuốn sách mà bà miêu tả là có nội dung lên án sự hiểu biết về Đạo Hồi của các giáo sĩ Iran .

Evin là trại khét tiếng chuyên giam giữ những người bất đồng chính kiến kể từ trước Cách mạng Hồi giáo 1979 ở Iran . Trại này được thành lập bởi SAVAK, cơ quan mật vụ của nhà lãnh đạo Iran Mohammad Reza Shah Pahlavi.

Trong những năm gầy đây, Evin đã đưa về trại Evin một danh sách các tù nhân chính trị nổi tiếng, trong đó có Ramin Jahanbegloo - một viện sĩ được nhiều người biết tới và là tác giả của khoảng 20 cuốn sách, đồng thời là người đứng đầu văn phòng nghiên cứu đương đại tại Cơ quan Nghiên cứu văn hóa tư nhân ở Tehran. Một tù nhân nổi tiếng khác cũng bị giam tại trại này là phóng viên ảnh Zahra Kazemi người Iran gốc Canada . Bà này bị bắt hồi tháng 3 vì chụp ảnh trước trại giam và đã chết trong phòng giam vài tháng sau đó vì xuất huyết não.

Các nhà chức trách Iran cho biết họ quyết định hé mở một phần cánh cửa nhà tù Evin với báo chí là để xua tan những nghi ngờ về sự vi phạm nhân quyền bấy lâu nay tại đây.

THANH HẢO (VNN, BBC, AFP)

Từ khóa:

Ý kiến của bạn