Từ đầu thế kỷ XX nhân dân Cuba đời sống vô cùng cực khổ dưới chính sách bóc lột về kinh tế, nô dịch về văn hóa, xã hội của các tập đoàn tư bản Mỹ thông qua các chính quyền tay sai mà chúng dựng lên. Nhất là sau khi tướng Batixta, tay sai trung thành của chúng, tiến hành đảo chính lật đổ chính quyền dân sự và thiết lập chế độ độc tài quân sự khát máu ở
Phiđen Caxtơrô và các đồng chí của mình, những thanh niên ưu tú của đất nước, quyết định phát động cuộc khởi nghĩa vũ trang nhân dân nhằm lật nhào chế độ độc tài quân sự Batixta, giành chính quyền về tay nhân dân, xây dựng nước Cuba độc lập, tự do.
CẦN PHẢI CHO NỔ CÁI MÁY NHỎ TRƯỚC ĐỂ GIÚP KHỞI ĐỘNG CÁI MÁY LỚN
“Cần phải cho nổ cái máy nhỏ trước để giúp khởi động cái máy lớn”, đó là lời nói của Phiđen về mục đích tiến công trại lính Vôncađa, trại lính lớn thứ hai của quân đội Batixta tại Xantiagô lúc bấy giờ. Một đội quân nhỏ, tinh nhuệ, gồm những chiến sĩ ưu tú nhất, bí mật và bất ngờ tấn công vào một trại lính địch tiêu diệt chúng, cướp vũ khí trang bị cho mình và cho nhân dân, giúp khởi động cái máy lớn là 6 triệu nhân dân Cuba đứng lên khởi nghĩa, lật đổ chế độ độc tài quân sự Batixta.
Ban lãnh đạo “Phong trào cách mạng Cuba” đã lựa chọn trong số hơn 1.500 hội viên được 165 người hăng hái, trung thành và dũng cảm nhất, thành lập đội quân xung kích. Tất cả tự nguyện bỏ tiền túi ra để góp vào quỹ mua sắm vũ khí. Có người đã bán cả đồ nghề, đồ dùng của gia đình, hoặc nhường chỗ làm của mình cho người khác để lấy góp vào quỹ mua sắm vũ khí. Tất cả số tiền gom góp được chỉ có 16.480 pêxô. Với số tiền ít ỏi đó, họ chỉ mua được một ít súng săn và một số súng cũ kỹ khác.
Đúng như kế hoạch đã dự định trước, đêm 25/7/1953, trong khi hàng vạn người dân ở thành phố Xantiagô đang say sưa nhảy múa, vui chơi trong hội Cácnavan (hội hóa trang), thì 135 thanh niên trong đội quân xung kích cải trang làm khách du lịch, đã lần lượt đi đến điểm tập kết an toàn. Đó là nông trại Xibônây nhỏ bé ở cách thành phố Xantiagô 17km đường ô tô.
Trước những thanh niên đầy nhiệt tình yêu nước, sắp sửa lao vào cuộc chiến đấu một mất một còn cho nền độc lập, tự do của
5 giờ 15 phút ngày 26/7 cuộc tấn công bắt đầu. Mấy vị trí bao quanh trại lính Môncađa đã nhanh chóng lọt vào tay các chiến sĩ yêu nước. Đơn vị chủ lực gồm 95 chiến sĩ do chính Phiđen chỉ huy tấn công thẳng vào trung tâm trại lính thì bất ngờ chạm trán với đội quân tuần tiễu của địch trang bị toàn bằng súng máy. Cuộc chạm súng ngẫu nhiên này đã báo động cho toàn doanh trại địch. Chúng tập trung toàn bộ lực lượng (khoảng 400 tên) với hỏa lực mạnh chống lại quân khởi nghĩa.
Sau 2 giờ chiến đấu anh dũng, một số đồng chí hy sinh, nhiều chiến sĩ bị thương, nhận thấy trận chiến đấu không thể đem lại kết quả, Phiđen ra lệnh cho các chiến sĩ còn lại rút lui.
Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA TRẬN TIẾN CÔNG
Cuộc khởi nghĩa vũ trang của các chiến sĩ yêu nước trong phong trào cách mạng đã làm chấn động dư luận cả nước
Đúng như đồng chí Raun Caxtơnô, một thành viên của đội quân chiến đấu, sau này đã phân tích: “Đây không phải là cuộc tiến công vào một pháo đài với hơn một trăm con người để giành chính quyền, mà là bước đầu tiên của nhóm người quyết định vũ trang cho nhân dân để khởi xướng một cuộc cách mạng. Đây không phải là cuộc nổi loạn để tìm một thắng lợi dễ dàng, mà là cuộc đột kích nhằm tước vũ khí địch để vũ trang cho nhân dân và cùng với nhân dân tiến hành cuộc chiến đấu vũ trang cách mạng. Đây không phải là cuộc chiến đấu nhằm lật đổ một cách đơn giản Batixta và đồng bọn của hắn, mà là cuộc đấu tranh nhằm thay đổi toàn bộ chế độ chính trị, kinh tế, xã hội ở Cuba và chấm dứt sự áp bức của người nước ngoài, chấm dứt sự nghèo đói, cảnh thất nghiệp, nạn mù chữ và tình trạng sức khỏe tồi tệ đang đè nặng lên Tổ quốc và nhân dân…”.
Thế là, nói như Phiđen “cái máy nhỏ đã nổ” và trên thực tế nó đã “giúp khởi động chiếc máy lớn” nổ vang dồn dã. Sau trận tiến công vũ trang trại lính Môncađa, các lực lượng yêu nước và tiến bộ trong nhân dân Cuba ngày càng tập hợp đông đảo xung quanh tổ chức “Phong trào cách mạng”, mà lúc này nó đã mang một cái tên mới “Phong trào cách mạng 26 tháng 7”, gọi tắt là “Phong trào 26 tháng 7”, khởi đầu cho một giai đoạn đấu tranh oanh liệt, đưa đến thắng lợi vẻ vang của cuộc cách mạng ngày 1 tháng giêng năm 1959, đập tan ách thống trị kiểu mới của đế quốc Mỹ, xây dựng đất nước Cuba độc lập, tự do, xã hội chủ nghĩa.
Nhân kỷ niệm 55 năm ngày khởi nghĩa vũ trang (26/7/1953-26/7/2008), xin chúc nhân dân
NGUYỄN BẰNG TÍN
(Hội Hữu nghị Việt