Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế

Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế

Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (International Atomic Energy Agency- IAEA) thành lập ngày 29/7/1957 với mục đích đẩy mạnh việc sử dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình và ngăn chặn việc sử dụng vào mục đích quân sự. IAEA đặt trụ sở ở Wien, thủ đô của Áo.

Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (International Atomic Energy Agency- IAEA) thành lập ngày 29/7/1957 với mục đích đẩy mạnh việc sử dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình và ngăn chặn việc sử dụng vào mục đích quân sự. IAEA đặt trụ sở ở Wien, thủ đô của Áo.

IAEA là diễn đàn liên chính phủ về hợp tác khoa học và kỹ thuật cho công nghệ hạt nhân vì mục đích hoà bình nhằm cung ứng một hệ thống canh phòng quốc tế chống lại việc lạm dụng cũng như giúp hỗ trợ việc ứng dụng các biện pháp an toàn cho công nghệ này. Trong bài diễn văn “Nguyên tử cho hoà bình” đọc trước Đại hội đồng Liên hợp quốc năm 1953, Tổng thống Hoa Kỳ, Dwight D. Eisenhower, đã đưa ra ý tưởng thiết lập tổ chức quốc tế này với mục tiêu kiểm soát và phát triển việc sử dụng năng lượng nguyên tử đúng hướng. IAEA đã mở rộng các nỗ lực an toàn hạt nhân của mình nhằm đáp ứng thảm họa Chernobyl năm 1986.

Cơ quan này hiện có 144 quốc gia thành viên, các thành viên của IAEA gởi đại biểu đến dự họp Đại hội đồng (General Conference) thường niên. Đứng đầu IAEA là một Tổng giám đốc (TGĐ) với nhiệm kỳ 4 năm. Giúp việc cho TGĐ là các Phó TGĐ và Ban Thư ký. Tổng giám đốc IAEA do Hội đồng Thống đốc (Board of Governors) chỉ định và được Đại hội đồng thông qua. Hiện Tổng giám đốc IAEA là Mohammed ElBaradei (người Ai Cập).

Quan hệ Việt Nam và IAEA

Việt Nam tham gia IAEA từ năm 1978. Cho đến nay, IAEA và Việt Nam luôn duy trì mối quan hệ đối tác tốt đẹp. Việt Nam cũng tích cực tham gia vào bộ máy lãnh đạo của IAEA, cụ thể: Việt Nam đã được bầu làm thành viên Hội đồng Thống đốc IAEA các nhiệm kỳ 1991-1993 và 1998-1999.

IAEA giúp Việt Nam các dự án cung cấp trang thiết bị trị giá 4 triệu USD; giúp đào tạo ngắn hạn và dài hạn cho các cán bộ chuyên môn; cử chuyên gia vào Việt Nam giúp thực hiện dự án; giúp xây dựng hầu hết các phòng thí nghiệm hạt nhân cho Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam; giúp xây dựng một số khoa y học hạt nhân và một số phòng thí nghiệm ở các ngành khác. Bên cạnh đó, IAEA còn cung cấp cho Việt Nam một số lượng lớn tài liệu và thông tin kỹ thuật về hạt nhân.

Trong các dự án do IAEA giúp đỡ có một số dự án quan trọng như đổi mới hệ điều khiển ở Đà Lạt, tăng cường cơ sở an toàn phóng xạ, y học phóng xạ ở miền Nam. Dự kiến trong tài khóa 2005-2006, IAEA sẽ tài trợ cho Việt Nam khoảng 1,5 triệu USD, tập trung vào 5 dự án đang xây dựng.              

 (Theo mofa.gov)

Đại hội đồng có nhiệm vụ thảo luận và khuyến nghị các vấn đề thuộc qui chế và chức năng của IAEA; bầu ra 22 thành viên Hội đồng Thống đốc (đại diện luân phiên theo khu vực địa lý); thảo luận và thông qua báo cáo hàng năm của Hội đồng Thống đốc; bổ nhiệm Tổng giám đốc; thông qua ngân sách hoạt động năm tới của IAEA; chấp thuận thành viên mới (nếu có). Các nghị quyết và quyết định của Đại hội đồng được thông qua bằng đa số phiếu (trừ những vấn đề tài chính- ngân sách, bổ sung sửa đổi qui chế của IAEA và treo ghế thành viên phải theo đa số tỉ lệ 2/3).

Là một cơ quan hoạt động theo nguyên tắc đồng thuận, Hội đồng Thống đốc IAEA họp năm lần trong năm để chuẩn bị những nghị quyết cho Đại hội đồng. Hội đồng Thống đốc gồm 35 thành viên gồm 13 thành viên do Hội đồng Thống đốc nhiệm kỳ trước chỉ định (thường là những nước có kỹ thuật nguyên tử tiên tiến nhất), 22 nước thành viên còn lại do Đại hội đồng bầu. Hội đồng thông qua các quyết định bằng đa số phiếu, trừ những vấn đề về ngân sách phải đạt tỷ lệ 2/3.

IAEA thực hiện các hoạt động nhằm tăng cường khai thác và sử dụng năng lượng hạt nhân và chất phóng xạ vì các mục đích hoà bình trên các lĩnh vực y tế, nông nghiệp, thuỷ văn, công nghiệp..., trao đổi các thông tin khoa học và kỹ thuật thông qua các khoá đào tạo, hội nghị và tài liệu; hợp tác và trợ giúp kỹ thuật trong các lĩnh vực này. IAEA hoạch định các tiêu chuẩn về an toàn hạt nhân, giúp định ra các tiêu chuẩn giải quyết các khía cạnh pháp lý về tai nạn hạt nhân. Ngoài ra, IAEA được giao nhiệm vụ thực hiện việc giám sát và thanh sát trên cơ sở các hiệp định đảm bảo theo qui định của NPT mà các nước ký với IAEA. Thêm vào đó, IAEA còn hỗ trợ một trung tâm nghiên cứu đặt tại Trieste, Ý. Trung tâm này đặt dưới quyền quản lý của Tổ chức Giáo dục, Khoa học, Văn hóa LHQ (UNESCO).

Khi việc phổ biến hạt nhân gia tăng trong thập niên 1990, IAEA được giao nhiệm vụ điều tra và thanh tra các vụ việc khả nghi vi phạm Hiệp ước Cấm phổ biến vũ khí hạt nhân theo sự uỷ quyền của LHQ; dù vậy, tổ chức này chỉ báo cáo vụ việc cho Hội đồng Bảo an, cơ quan duy nhất của LHQ có quyền đưa ra các biện pháp cưỡng chế. Cho đến nay không có nhiều thay đổi trong cơ cấu tổ chức của IAEA; trong khi các kết quả thanh tra của tổ chức này thường thu hút sự chú ý của công luận, vấn đề cải tổ IAEA lại không làm được điều này.

Ngày 11/2/2004, trong một bài diễn văn đọc tại Viện đại học Quốc phòng, Tổng thống Hoa Kỳ G. Bush đưa ra đề nghị: “Không một quốc gia nào khi đang bị điều tra vì vi phạm hiệp ước cấm phổ biến vũ khí hạt nhân được phép là thành viên Hội đồng Thống đốc của IAEA. Bất cứ quốc gia nào hiện đang có mặt trong Hội đồng Thống đốc mà bị đặt dưới sự điều tra cần phải bị đình chỉ. Sự toàn vẹn và sứ mạng của IAEA phụ thuộc vào nguyên tắc đơn giản: Bất cứ ai vi phạm luật lệ thì không nên được giao phó trách nhiệm thực thi luật lệ”. Những nhận xét ấy được cho là nhắm vào vụ Khan. Vụ tai tiếng này dẫn đến nhiều lời yêu cầu mở cuộc điều tra về Pakistan , nước này có chân trong Hội đồng Thống đốc của IAEA.

IAEA và Tổng giám đốc Mohamed ElBaradei được trao giải Nobel Hoà bình năm 2005. Trong bài diễn văn của mình, ElBaradei nói rằng chỉ cần 1% số tiền được dùng để phát triển các loại vũ khí mới cũng đủ để nuôi sống toàn thể thế giới.

KHÁNH NGỌC (tổng hợp)

Từ khóa:

Ý kiến của bạn