Syria báo động việc IS đặt mìn tại những di tích cổ ở Palmyra

Syria báo động việc IS đặt mìn tại những di tích cổ ở Palmyra

Giới chức ngành cổ vật Syria ngày 21/6 lên tiếng báo động về việc bảo tồn thành phố cổ Palmyra, miền trung nước này, sau khi nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đặt mìn tại những di tích cổ nổi tiếng ở địa điểm được UNESCO công nhận là di sản thế giới này.

* Nga: Nỗ lực ngăn chặn hoạt động tuyển mộ của IS đang thất bại

Giới chức ngành cổ vật Syria ngày 21/6 lên tiếng báo động về việc bảo tồn thành phố cổ Palmyra, miền trung nước này, sau khi nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đặt mìn tại những di tích cổ nổi tiếng ở địa điểm được UNESCO công nhận là di sản thế giới này.

Theo quan chức phụ trách cổ vật của Syria Maamoun Abdulkarim và Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria (SOHR), IS ngày 20/6 đã đặt mìn và các thiết bị phát nổ tại những tàn tích từ nền văn minh Greco-Roman ở Palmyra. Phát biểu với báo giới, ông Abdulkarim hối thúc người dân cũng như các thủ lĩnh bộ lạc tại Palmyra, các chuyên gia tôn giáo và văn hóa can thiệp để ngăn chặn hành động phá hoại các di sản văn hóa tại Syria cũng như tại miền bắc Iraq.

Trong khi đó, giám đốc SOHR Rami Abdel Rahman cho biết hiện chưa rõ liệu mục đích của IS đặt mìn tại địa điểm trên là muốn phá hủy các tàn tích cổ hay muốn ngăn chặn các lực lượng chính phủ tiến vào thành phổ này.  Theo ông Rahman, các lực lượng chính phủ trong 3 ngày qua đã thực hiện các vụ không kích ở Palmyra khiến ít nhất 11 người thiệt mạng và đang có kế hoạch tái chiếm thành phố này.

Trong diễn biến khác, theo hãng tin TASS, trong bài trả lời phỏng vấn được báo Kommersant đăng tải ngày 22/6, Thư ký Hội đồng an ninh Nga Nikolai Patrushev cho biết hơn 1.000 người Nga đang chiến đấu chống IS, đồng thời cho rằng những nỗ lực chặn đứng hoạt động tuyển mộ của tổ chức khủng bố này đang gặp thất bại. Ông Patrushev nói: "Cá nhân tôi cho rằng hơn 1.000 công dân Nga đang chống IS. Trong khi đó, hàng nghìn người khác đến từ các nước Trung Á, Tây Âu và Mỹ cũng tham gia hoạt động này".

Bên cạnh đó, ông cho rằng hoạt động chặn đứng dòng tân binh IS đã không hiệu quả. Theo ông, điều đó bắt nguồn từ các tiêu chuẩn kép mà phương Tây đang áp dụng. Ông Patrushev chỉ rõ: "IS được Mỹ hậu thuẫn khi giao tranh chống Tổng thống Syria Bashar Assad, song vẫn bị Mỹ ném bom. Điều đó sẽ tiếp diễn liên miên trừ phi họ chấm dứt những trò chơi này". Theo đánh giá của ông Patrushev, các tay súng IS sẽ trở nên nguy hiểm nhất khi chúng trở về nước. Chúng có thể dễ dàng hòa nhập xã hội và tuân thủ mọi quy tắc, luật pháp đã được thiết lập trước đó. Tuy nhiên, vào một thời điểm thích hợp, các thủ lĩnh khủng bố có thể lợi dụng "những công dân tuân thủ luật pháp" này để mưu tính và thực hiện các vụ tấn công khủng bố.

* Tại Úc, trong chương trình cải cách mà chính quyền liên bang dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Tony Abbott sắp triển khai có một nội dung là những người mang 2 quốc tịch tham gia các tổ chức khủng bố sẽ tự động bị tước quốc tịch Úc. Theo kế hoạch cải cách mới, Chính phủ Úc dự kiến sẽ mở rộng phạm vi điều chỉnh của mục 35 trong Luật Quốc tịch theo hướng quy định rằng hành vi của một cá nhân, chẳng hạn như tham gia chiến đấu trong các tổ chức khủng bố như Al-Qaeda hay IS, sẽ dẫn tới hậu quả bị tước quốc tịch.

H.T (tổng hợp từ TTXVN, Vietnam+)

Từ khóa:

Ý kiến của bạn