* Tàu Trung Quốc lại vào vùng biển tranh chấp với Nhật
Ngày 8/12, Hàn Quốc tuyên bố mở rộng Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) của nước này, theo đó sẽ chồng lấn một phần với ADIZ mà Trung Quốc vừa mới đơn phương thành lập hôm 23/11 trên biển Hoa Đông. Đây là lần đầu tiên Hàn Quốc điều chỉnh Khu vực phòng không kể từ khi khu vực này lần đầu tiên được quân đội Mỹ thiết lập vào năm 1951 trong chiến tranh Triều Tiên (1950-1953).
![]() |
Máy bay vận tải C-130 của Không quân Hàn Quốc - Ảnh: Reuters |
Bộ Quốc phòng Hàn Quốc tuyên bố việc mở rộng ADIZ, bao trùm 2 hòn đảo ở phía nam và bãi đá ngầm Ieodo mà Bắc Kinh cũng tuyên bố chủ quyền, là lời giải thích đầy đủ nhất cho lập trường của Seoul với các quốc gia có liên quan. Bộ này cũng khẳng định ADIZ mở rộng của Hàn Quốc không xâm phạm chủ quyền của các nước láng giềng. Theo người phát ngôn Bộ Quốc phòng Hàn Quốc Kim Min-seok, vùng ADIZ mới của nước này sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 15/12. Hàn Quốc sẽ hợp tác với các nước liên quan nhằm tránh nguy cơ xảy ra xung đột quân sự và đảm bảo an toàn hàng không. “Chúng tôi sẽ phối hợp với các quốc gia có liên quan để tránh xảy ra các vụ đối đầu vô ý về quân sự và để đảm bảo an toàn cho các máy bay”, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Hàn Quốc Kim Min-Seok cho biết.
Phản ứng của Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản tuy khác nhau, nhưng đều có chung một nhận định rằng công bố của Hàn Quốc phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế và không quá đáng, một quan chức chính phủ cho biết. Một quan chức Hàn Quốc giấu tên cho biết: "Tôi cho rằng mối quan hệ giữa Hàn Quốc và Trung Quốc sẽ không trở nên nghiêm trọng vì điều này”.
Trước đó, tờ Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc ngày 7/12 có bài viết cho rằng bãi đá ngầm tranh chấp Trung-Hàn Ieodo/Tô Nham Tiêu thuộc về Bắc Kinh, sau khi một tàu khu trục Hàn Quốc đi qua vùng biển gần bãi đá này. Thời báo Hoàn cầu đã lên tiếng chỉ trích hành động Hàn Quốc đưa tàu khu trục Yulgok Yi-I và máy bay P-3CK đi tuần gần Ieodo/Tô Nham Tiêu và khẳng định bãi đá ngầm này là của Trung Quốc.
Trong diễn biến khác, Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản (JCG) cho biết, ngày 8/12, ba tàu hải giám Trung Quốc lại đi vào vùng lãnh hải xung quanh quần đảo tranh chấp trên biển Hoa Đông, được Nhật Bản gọi là Senkaku còn Trung Quốc gọi là Điếu Ngư. Theo JCG, ba tàu hải giám Trung Quốc đã đi vào vùng lãnh hải trên vào khoảng 9 giờ ngày 8/12 theo giờ địa phương, cách một hòn đảo thuộc quần đảo tranh chấp 12 hải lý.
Cùng ngày, Cục hải dương nhà nước Trung Quốc xác nhận một đội tàu hải giám gồm ba chiếc đang tiến hành tuần tra thường kỳ ở vùng lãnh hải quanh Senkaku/Điếu Ngư. Đây là lần đầu tiên tàu hải giám Trung Quốc đi vào vùng biển tranh chấp kể từ khi Bắc Kinh tuyên bố thiết lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông hôm 23/11 gây phản ứng mạnh trong dư luận khu vực và quốc tế, đặc biệt từ Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera cho biết chính phủ Nhật sẽ bày tỏ “quan ngại” nếu Trung Quốc lập vùng nhận dạng phòng không ở biển Đông, đồng thời thống nhất sẽ tăng cường hợp tác với Philippines về quốc phòng. Phát biểu nói được đưa ra trong cuộc gặp gỡ Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin của ông Onodera nhân chuyến thăm Philippines vào hôm 7/12, đài NHK (Nhật Bản) cho biết. Ông Onodera khẳng định rằng ông và người đồng cấp bên phía
H.TRỌNG (tổng hợp từ TTXVN, VOV, TNO)