Phân biệt malware, virus, Trojan horse và cách phòng tránh

Phân biệt malware, virus, Trojan horse và cách phòng tránh

Phải nói rằng, sự khác biệt giữa virus và malware khá phức tạp. Malware và virus, mặc dù có liên quan, nhưng lại hoàn toàn khác nhau. Để hiểu thêm và có những giải pháp sử dụng để đối phó với các mối đe dọa này.

Sự khác biệt giữa virus và malware khá phức tạp. Mặc dù có liên quan, nhưng malware và virus lại hoàn toàn khác nhau. Dưới đây là một số thông tin để hiểu thêm và có những giải pháp sử dụng để đối phó với các mối đe dọa này.

Malware là gì: Theo Science ABC, malware là một loại phần mềm (một đoạn mã) được viết để lây nhiễm hoặc gây tổn hại cho hệ thống mà nó xâm nhập vào (ví dụ: hệ thống máy chủ). Đó chỉ đơn giản là một thuật ngữ chung được sử dụng để đề cập đến một loạt các loại phần mềm thâm nhập hoặc phá hoại, có ảnh hưởng xấu đến hiệu suất hệ thống của bạn.

Malware có thể có nhiều mục đích. Nó có thể được dùng để do thám hoặc đánh cắp thông tin từ hệ thống của bạn, làm tổn hại đến máy tính, hoặc để tống tiền. Malware sẽ trở nên nguy hiểm hơn khi nó thường xuyên được giấu trong các tập tin vô hại thông thường.

Malware có thể bao gồm viruses, adware, nagware, spyware, worms, trojan horses, và rất nhiều loại phần mềm độc hại khác. Điều này có nghĩa virus và trojan horse là hai loại hình trực thuộc malware. Do vậy, nếu bạn muốn phân biệt malware và virus, nó giống như việc bạn phân biệt giữa "vũ khí" và "khẩu súng" vậy.

Virus máy tính (thường gọi là virus) là một loại chương trình phần mềm độc hại. Chúng tự gắn chúng vào một chương trình hoặc một tập tin bình thường nào đó, sau đó xâm nhập vào các chương trình hoặc tập tin khác, lây nhiễm các tập tin trong phạm vi ảnh hưởng của nó.

Một khi đã hoạt động, một virus có thể gây tổn hại cho máy tính của bạn bằng nhiều cách. Nó có thể sao chép các tập tin và thư mục, giảm tốc độ của CPU, lấy cắp dung lượng của đĩa cứng, làm hỏng dữ liệu, spam danh bạ, và làm rất nhiều điều khó chịu khác. Cần phải lưu ý rằng, virus không hề tự sao chép. Nó đòi hỏi hoạt động của con người để có thể có bất kỳ tác động độc hại nào đến máy tính của bạn.

Trojan horse là một loại chương trình máy tính độc hại nguy hiểm. Nếu có ai đó nói với bạn rằng máy tính của bạn đã bị nhiễm Trojan horse, thì bạn sẽ biết rằng nó đang gặp rắc rối nghiêm trọng (trừ khi máy tính của bạn được cài đặt sẵn một phần mềm chống virus tuyệt vời).

Trojan horse có khả năng tự giấu nó vào các phần mềm thông thường, vô hại. Thật không may, điều này giúp chúng dễ dàng hơn trong việc mang lại các tác động tiêu cực đến máy tính của bạn. Ví dụ, khi bạn tải và cài đặt phần mềm từ trên mạng mà không biết rõ nguồn gốc, như thế vô tình đưa Trojan horse vào máy tính của mình!

Những tác động của Trojan horse rất đa dạng. Một số sẽ "giúp bạn" thay đổi ảnh màn hình hoặc ném các biểu tượng của bạn lung tung, lộn xộn khắp màn hình. Một số khác gây ra những tổn hại nghiêm trọng hơn cho máy tính của bạn (gián điệp, đánh cắp hoặc bán thông tin của bạn cho bên thứ ba).

Dù là virus hay Trojan horse, thì chúng đều là các phần mềm độc hại; và không ít thì nhiều, chúng đều có tác động/ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động cũng như "thời gian sống" của chiếc máy tính của bạn. Và bởi vì máy tính của bạn cần rất nhiều phần mềm khác nhau để phục vụ cho các mục đích khác nhau của bạn.

Các bước ngăn cản malware:

- Kích hoạt và luôn luôn duy trì tường lửa.

- Cập nhật máy tính thường xuyên.

- Cập nhật chương trình diệt virus mới và phần mềm diệt spyware/malware mới nhất.

- Duyệt web an toàn, thiết lập bảo mật cho trình duyệt đủ để dò tìm các download không hợp lệ.

- Cài đặt nhiều chương trình diệt spyware lên máy, do tất cả các chương trình đều không hoàn hảo và có thể bù trừ cho nhau. Sự kết hợp các chương trình sẽ phát hiện được dải malware rộng hơn.

- Giám sát máy tính. Thực hiện quét virus định kỳ.

- Sau khi cài đặt phần mềm mới phải luôn thực hiện quét virus trên máy.

- Thận trọng khi cài đặt phần mềm. Chúng ta thường không đọc kỹ EULA mà nhanh chóng kích chấp nhận cài đặt. Tốt nhất là hãy đọc EULA và đảm bảo rằng bất kỳ phần mềm trung gian nào được phép cài là an toàn.

- Hiểu biết về malware. Đảm bảo bạn luôn cập nhật thông tin về malware mới nhất.

- Lưu dự phòng thường xuyên dữ liệu, chuẩn bị trong trường hợp máy tính gặp sự cố.

- Đừng kích vào link hay tệp đính kèm trong email trừ phi chắc chắn về nội dung của chúng.

- Sử dụng chương trình chặn pop-ip và không kích vào bất kỳ đường link gì trong pop-up.

- Sử dụng sandbox để kiểm thử chương trình. Nếu tải về ứng dụng nào đó mà không chắc chắn về tính an toàn, hãy cài đặt lên sandbox trước để kiểm thử..

- Kiểm tra phát hiện process và service giả. Việc này đủ đơn giản để thực hiện nhưng bạn nên tạo một thói quen tiến hành thường xuyên để chắc chắn không có gì chạy ngầm trên máy.

N. MINH (tổng hợp)

Từ khóa:

Ý kiến của bạn