SEA Games 27 và tầm nhìn Olympic

SEA Games 27 và tầm nhìn Olympic

Quay ngược lịch sử, ngày 22/5/1958, tại Đại hội thể thao châu Á (Asiad) lần thứ III ở Tokyo (Nhật Bản), lãnh đạo Ủy ban Olympic Thái Lan đã đề xuất và được các nước Đông Nam Á thống nhất thành lập một tổ chức thể thao của Đông Nam Á với tên gọi ban đầu là Liên đoàn Thể thao Bán đảo Đông Nam Á (The South East Asian Peninsular Games Federation hay SEAP Games Federation).

Quay ngược lịch sử, ngày 22/5/1958, tại Đại hội thể thao châu Á (Asiad) lần thứ III ở Tokyo (Nhật Bản), lãnh đạo Ủy ban Olympic Thái Lan đã đề xuất và được các nước Đông Nam Á thống nhất thành lập một tổ chức thể thao của Đông Nam Á với tên gọi ban đầu là Liên đoàn Thể thao Bán đảo Đông Nam Á (The South East Asian Peninsular Games Federation hay SEAP Games Federation). Đến năm 1959 thì đổi tên thành SEA Games. Sân chơi này nhằm mục đích tăng cường tình hữu nghị, tình đoàn kết và sự hiểu biết lẫn nhau giữa các nước trong khu vực ASEAN; nâng cao không ngừng thành tích, kỹ thuật, chiến thuật các môn thể thao cho VĐV, tạo tiền đề tham gia Đại hội thể thao châu Á và Olympic. Như vậy đã hơn 50 năm tồn tại và phát triển, giải thể thao tại khu vực Đông Nam Á đã gặt hái được những gì? Về phần “hội”, đúng thật là cứ 2 năm 1 lần những người hâm mộ thể thao khu vực lại háo hức đón chờ những cuộc chạy đua huy chương. Nói là chạy đua, vì theo thống kê, đa số những nước chủ nhà SEA Games đều tìm mọi cách để nâng cao số huy chương trên bảng xếp hạng để khỏi mất mặt với người hâm mộ trong nước. Bởi vậy không có gì nhạc nhiên, khi Việt Nam là chủ nhà SEA Games 2003, những môn thể thao hầu như không có mặt ở các sân chơi thế giới như lặn, đá cầu… được đưa vào hệ thống thi đấu, góp phần mang về thành tích 158 HCV, 97 HCB, 91 HCĐ, để lần đầu tiên thể thao Việt Nam xếp vị thứ nhất toàn đoàn tại ngày hội thể thao khu vực. Tại Myanmar không ngoại lệ, theo thống kê chỉ có khoảng 35% môn thi đấu nằm trong hệ thống Olympic. Có môn mà người nghe ngẩn ngơ không biết nó là môn thể thao gì như Chinlone - lần đầu tiên xuất hiện. Những chuyện nực cười về cách thi đấu và chia chác huy chương, dường như đã trở thành căn bệnh “mãn tính” của SEA Games.

seagames131224.jpg

Thể thao Việt Nam cần chú trọng đến những môn thi đấu thuộc Olympic nhiều hơn nữa.

Vấn đề đặt ra là chúng ta nên tiếp cận cách nhìn như thế nào về SEA Games. Nói gì thì nói, đây vẫn là sân chơi truyền thống mang nhiều giá trị về văn hóa, du lịch, lịch sử chứ không đơn thuần là yếu tố thể thao. Tuy nhiên như đã nói, thể thao khu vực có phần nghiêng về “phần hội” nhiều quá. Đó có thể xem là sự lỗi thời về cách làm thể thao ở Đông Nam Á so với châu lục và thế giới.

Trở lại vấn đề của thể thao Việt Nam tại SEA Games 27. Trong thời gian gần đây, bên cạnh những nỗ lực để lọt vào tốp 3 tại sân chơi khu vực, những người làm thể thao Việt Nam đã bắt đầu chú trọng đến những môn thi đấu thuộc Olympic. Thành tích ấn tượng của các VĐV chưa đến tuổi đôi mươi như Ánh Viên, Quý Phước, Kim Tuấn… là tiền đề quan trọng để thể thao Việt Nam có những bước đi cơ bản và chắc chắn tại đấu trường Asiad. Rõ ràng đây là những quyết định đúng đắn mà những người làm thể thao Việt Nam cần tiếp tục phát huy. Đó là cách làm hiệu quả nhất nhằm rút ngắn khoảng cách giữa các nền thể thao Đông Nam Á, châu lục và thế giới.

NGÔ NHẬT

Từ khóa:

Ý kiến của bạn