Lát cắt sông Ngầu - Truyện ngắn TRẦN HỮU THỌ

Lát cắt sông Ngầu - Truyện ngắn TRẦN HỮU THỌ

Tôi cầm chiếc nạng gỗ có bịt sắt giơ lên. Miếng sắt bị mài mòn ánh lên lóa sáng như một đốm nắng. Thằng cu Tỉn đang tắm dưới sông ngước nhìn lên rồi nhe hàm răng sún cười cười:- Chị có giỏi lội xuống đây kéo em lên, chứ em bị kẹt dưới này không lên được. Nói rồi hắn lại sải tay bơi ra xa lặn sâu xuống đáy sông.

Tôi cầm chiếc nạng gỗ có bịt sắt giơ lên. Miếng sắt bị mài mòn ánh lên lóa sáng như một đốm  nắng. Thằng cu Tỉn đang tắm dưới sông ngước nhìn lên rồi nhe hàm răng sún cười cười:- Chị có giỏi lội xuống đây kéo em lên, chứ em bị kẹt dưới này không lên được. Nói rồi hắn lại sải tay bơi ra xa lặn sâu xuống đáy sông.

080322-minh-hoa.jpg

Minh họa: LÊ ĐỨC THẮNG

Một vòng xoáy nước cuộn theo, tôi nhìn biết hắn đang lặn vào bờ. Một ý nghĩ ngộ nghĩnh bất chợt hiện lên trong đầu. Tôi lấy cái  nạng xọc vào đống áo quần của thằng Tỉn bỏ trên bờ và móc được cái quần. Tôi xoay người trên chân trụ rồi móc chiếc quần vào một cành cây cao quá đầu người. Thằng Tỉn trồi lên khỏi mặt nước vuốt mặt. Hắn nhìn thấy vội la lên:- Chị làm gì vậy? Ái chà trêu người ta hả. Hắn té nước lên bờ làm tôi bị ướt môït vạt áo và đầu. Tôi luống cuống chống nạng trèo lên bờ để khỏi bị ướt thêm, chẳng may lại ngã lăn nhào xuống nước. Thằng Tỉn ào tới đẩy vào vai tôi, đỡ đầu tôi khỏi chìm xuống nước. Khi chân tôi chạm đất, hai đứa ép sát vào nhau. Tôi quờ tay khoát nước định leo lên vô tình tay tôi chạm vào chim của hắn. - Á, chị làm gì vậy? Hắn la lên làm tôi thêm bối rối. - Ai làm gì mày, vô tình đụng phải chứ bộ, bằng quả ớt mà cũng làm bộ làm tịch. Thôi đỡ chị lên rồi cũng lên đi, tắm lâu rồi, về dì la cho đó.

Nhà tôi ở cạnh nhà hắn, bên bờ con sông rộng chưa đầy hai trăm mét. Không biết mẹ con cu Tỉn từ đâu về đây xin một miếng đất “cắm dùi” rồi mở một cái quán nhỏ nơi ngã ba gần bến đò bán nước chè và kẹo dồi cùng mấy thứ lặt vặt khác để kiếm sống. Lúc đó cu Tỉn khoảng ba bốn tuổi. Dì Trâm, mẹ cu Tỉn vẫn đưa nó sang gửi nhờ tôi trông nom khi dì chạy xuống chợ lấy thêm hàng. Chị em tôi quấn quýt nhau từ đó. Lúc ấy tôi còn lành lặn cả hai chân, thỉnh thoảng vẫn bế cu Tỉn ra sông tắm. Một buổi sáng đi chăn bò trên động Mù Tru, thằng Đài con chú  Hòa thấy một quả bom bi trồi lên bên vệ đường, vội la lên. Chúng tôi chạy lại xem. Thằng Đài lấy đá chọi vào. Bom nổ. Tám đứa trẻ chăn bò bị dính. Thằng Đài và con Hằng chết tại chỗ, tôi và năm đứa khác bị thương. Có đứa bị viên bi xuyên thủng năm khúc ruột. Tôi  đứng gần bị toét đầu gối chân phải, và nhiều vết bi xuyên phần mềm khác. Cu Tỉn trở thành bạn đồng hành của tôi mỗi khi tôi muốn đi ra khỏi nhà. Hắn lại rất thích tắm sông, những lần như thế tôi chống nạng đứng trên bờ trông chừng. Nhiều lúc thấy thích quá tôi cũng cởi áo quần xuống tắm với hắn.

Hai đứa loay hoay một lúc mới kéo được nhau lên bờ. Đến lúc này thằng Tỉn mới nhớ ra mình đang cởi truồng, vội lấy tay bụm háng chạy lên trước. Cái mông mây mẩy nước loáng bóng. Tự nhiên tôi thấy mặt mình nóng bừng khi nghĩ lại cái lúc tay mình chạm phải chim thằng Tỉn. Khi tôi đến chỗ thằng Tỉn, hắn đang với tay lấy quần. Không hiểu sao đáng lẽ lấùy nạng khều cái quần xuống, tôi lại đưa đầu mũi nạng khều chim thằng Tỉn. Cu cậu quay lại định la lên, nhưng nhìn thấy khuôn mặt tôi đang ửng hồng hắn không la mà hỏi lào thào:- Chị Toán ưng hả? – Tầm bậy. Tôi xấu hổ chống nạng bỏ đi. Một lúc sau thằøng Tỉn chạy theo kịp nói sau lưng tôi:- Sao hôm nay chị Toán trêu em lạ rứa? Tí nữa về méc bác. Tôi quay lại giơ nạng gỗ lên, trừng mắt: - Mày nói tao đánh chết! Thằng Tỉn lách người chạy lên trước, la to:- Bớ làng nước ơi...ơi...! Rồi quay lại đi giật lùi, vẫy hai tay lêu lêu tôi.

Tối hôm đó, nửa đêm tỉnh  dậy tôi thấy mình khang khác. Sau này mới biết rằng đó là dấu hiệu đầu tiên trở thành thiếu nữ.

Đó là chuyện của hai mươi ba năm trước, khi tôi mười bốn còn Tỉn lên mười.

Dòng sông Ngầu lặng lờ trôi cuốn theo những năm tháng của tuổi thơ chúng tôi.

Một buổi sáng, đi bên tôi là một thanh niên vạm vỡ, một tay cầm ghi đông xe đạp, một tay đỡ hờ ngang eo tôi. Tôi miên man ngỡ ngàng trong hạnh phúc.

Sau khi tốt nghiệp đại học nông lâm, Tỉn về quê làm ăn. Tỉn bảo quê mình đất không phụ người, biết cách làm ăn thì sẽ giàu. Tôi lúc đó đã hai bảy tuổi cộng với cái chân què thành ra quá lứa. Nghĩ mình phận hẩm duyên ôi, tôi cam chịu cô đơn mặc dầu mẹ tôi đôi khi đưa về một anh thanh niên lạ hoắc, nói là để “dạm mặt”. Nhưng rồi tôi cứ nguây nguẩy lắc đầu.

Ngày Tỉn tốt nghiệp đại học về nhà liền vội chạy sang nhà tôi ngồi gần hết buổi sáng kể cho tôi nghe đủ chuyện trường lớp, bạn bè. Tôi hỏi, Tỉn có bạn gái xinh lắm phải không, sao không đưa về giới thiệu với mẹ. Tỉn bảo bạn gái thì nhiều nhưng đưa về giới thiệu thì không, vì Tỉn thấy chỉ có một người bạn gái đáng được giới thiệu với mẹ là... Chị Toán biết là ai không? - Cái Ngoan con cô Lài phải không. Hồi ở nhà hai đứa thường đi học với nhau, mến nhau lắm mà. Tôi đưa mắt nhìn xoáy vào mắt Tỉn như để thẩm định điều mình nói. Tỉn cười cười bảo để tối sang chơi nói cho nghe.

Tôi còn nhớ đêm ấy trăng sáng lắm. Mẹ tôi có việc vội sang nhà nội ở đầu xóm, cái Văn em gái tôi lấy xe đạp chở mẹ đi. Khi tôi đang ngồi rửa bát nơi góc sân thì Tỉn qua. Tỉn ngồi xuống múc nước giúp tôi. Hai chị em vừa làm vừa chuyện trò. Giúp tôi bưng rổ bát đũa vào bếp xong, Tỉn quay trở ra dìu tôi đứng dậy. Một tay tôi vớ cái nạng chống đứng lên. Bỗng dưng Tỉn vòng tay ôm xiết tôi vào lòng. Tôi chưa biết phản ứng ra sao thì Tỉn cúi xuống ghé sát mặt tôi, thào thào run run:- Toán... có ưng... Tỉn không?  Làn hơi nóng hổi của người con trai trưởng thành phả vào mặt, vào cổ, vào má, rồi... dừng lại bên bờ môi tôi. Tôi cuống cuồng không biết sao ôm ghì lấy Tỉn, kiễng chân lên... Môi tôi không biết gắn vào môi Tỉn khi nào, chỉ thấy một nỗi đê mê chạy rần rần lan tỏa khắp người. Cái nạng gỗ rời ra rơi xuống nền sân vang lên một tiếng cục khô khốc, nhưng hình như tôi không nghe thấy. Tôi không biết lúc đó trăng sáng như thế nào, gió thổi mát ra sao, đất dưới chân mình có còn không. Khi tỉnh lại đã thấy mình đang ngồi trên chiếc chõng tre ở thềm nhà, vòng tay của Tỉn vẫn ôm choàng qua bờ vai. Tôi cụng cựa, gỡ tay Tỉn xuống, giọng khàn đi:- Sao Tỉn làm vậy, có ai thấy không?

- Bây giờ để Tỉn đưa Toán sang giới thiệu với mẹ.

- Không... đừng Tỉn ơi. Chị già và xấùu lắm, lại không lành lặn nữa. Nước mắt  ngân ngấn bờ mi, tôi cố kìm một tiếng nấc đang chực vỡ oà.

Bảy năm sau cái đêm trăng sáng luênh loáng đó. Tức là chiều nay.

Thằng con quý tử hai tuổi sốt li bì ba hôm nay cứ khóc miết, bám lấy mẹ như sam con, nước mắt nước mũi dãi dề. Tôi nách thằng con nhễu nhãi nóng như cục than bên hông, một tay chống nạng lần vô buồng. Móc chùm chìa khóa trong túi quần chồng treo trên vách, tôi mở tủ lục một lúc thấy có hai trăm bạc kẹp giữa quyển  sổ hộ khẩu. Tôi kêu con Tình đang chơi với chúng bạn ngoài bờ sông, bảo nó chạy lên đồi gọi bố về đưa em đi trạm y tế khám bệnh. Tỉn hớt hải chạy về, vội la lên:- Con chỉ bị cảm sốt, xoa dầu cho nó là khỏi, đi trạm xá lấy tiền đâu mua thuốc.

- Có đây rồi, hai trăm định để mua heo giống, giờ đem mua thuốc cho con đã. Tôi chìa ra mấy tờ bạc gấp nếp nhăn nheo. Tỉn giật lấy, sừng sộ: - Không được, mấy trăm nọc tiêu đang bị bệnh chết rục chưa kịp mua thuốc kia kìa. Để anh mua thuốc trừ bệnh cho tiêu đã. Tiêu bệnh chết hết sau này lấy tiền đâu mua gạo, chết đói cả lũ. Bao nhiêu vốn liếng dồn hết vào đó cả rồi. Phải cứu vườn tiêu trước đã.

Tôi thả chiếc nạng, ngồi phịch xuống đất, khóc òa lên nức nở. Con Tình, thằng Nghĩa thấy mẹ khóc cũng ôm lấy mẹ gào lên  não nuột. Tỉn đứng trân trân giữa nhà, áo phanh ra để lộ vuông ngực tái xanh rám nắng, mấy món tóc xoắn bết mồ hôi rủ xuống vầng trán rộng, đôi mắt nhíu lại một nỗi chua chát, bất lực.

 Hai năm nay, trời không thương vùng quê nghèo khó này. Năm kia là nắng hạn. Vợ chồng tôi bán hai con heo thịt và đàn heo giống không đủ tiền thuê máy, mua dầu bơm nước tưới và mua phân bón thúc cho vườn tiêu.  Mùa mưa năm nay đến sớm, lại mưa to. Tiêu bị úng nước, thối rễ. Anh chồng kỹ sư nông lâm của tôi cũng đành bất lực vì không đủ tiền mua thuốc, mua phân bón cho tiêu. Niềm hy vọng đổi đời trên vùng quê bán sơn địa này cũng chuyển theo màu da của ông chủ.

Tôi ngước nhìn lên. Tỉn vẫn đứng đó như nọc tiêu ủ rũ. - Sao anh không làm giấy vay ngân hàng? Tỉn xoay người lại đỡ mẹ con tôi dậy: - Để xem đã. Chắc phải nhờ vốn ngân hàng thôi. Thôi, em lấy chăn quấn cho con, anh chở xuống trạm y tế. Vườn tiêu để đó anh lo, em đừng bận tâm. Giọng anh nghèn nghẹn. Tôi biết Tỉn đang cố nuốt nước mắùt vào trong để tôi an lòng.

Không hiểu sao lúc này tôi lại thấy Tỉn như đứa em tội nghiệp ngày nào mỗi lần phạm lỗi bị mẹ đánh lại chạy sang cầu cứu chị.

Tôi thoáng bật cười trong bụng vì ý nghĩ đó.

TRẦN HỮU THỌ

Từ khóa:

Ý kiến của bạn