Chi cục Quản lý thị trường phú Yên phối hợp với Văn phòng Luật sư Phạm và liên danh vừa tổ chức phổ biến Luật Sở hữu trí tuệ (SHTT) cho các doanh nghiệp và hộ kinh doanh xe máy trên địa bàn Phú Yên. Trao đổi với Báo Phú Yên, luật gia Nguyễn Trường An, Văn phòng Luật sư Phạm và liên danh cho biết:
- Chúng tôi phổ biến, giải đáp những thắc mắc về Luật SHTT cho các doanh nghiệp để giúp họ nhận thức về các điều khoản trong luật, tránh những vi phạm về SHTT. SHTT ở Việt
* Những nguyên tắc nào được xác định thiệt hại do xâm phạm quyền SHTT?
- Đó là thiệt hại về vật chất, bao gồm các tổn thất về tài sản, mức giảm sút về thu nhập, lợi nhuận, tổn thất về cơ hội kinh doanh, chi phí hợp lý để ngăn chặn, khắc phục thiệt hại. Thiệt hại về tinh thần bao gồm các tổn thất về danh dự, nhân phẩm, uy tín, danh tiếng và những tổn thất khác về tinh thần gây ra cho tác giả của tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, người biểu diễn, tác giả của sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí…
* Chế tài được đưa ra trong các trường hợp này như thế nào, thưa ông?
- Lâu nay, chế tài về vi phạm quyền sở hữu công nghiệp mức phạt tối đa do UBND tỉnh đưa ra là 5 triệu, còn của các cơ quan cấp huyện thì chỉ 2 -3 triệu... Với mức phạt như thế thì chưa đủ sức răn đe, nhất là đối với các nhà sản xuất kinh doanh lớn. Trong luật mới, mức phạt cao hơn. Căn cứ vào giá trị của sản phẩm bị vi phạm, mức phạt sẽ tính từ 1 đến 5 lần. Các văn bản hướng dẫn thực thi như nghị định, thông tư hướng dẫn chưa có nhưng luật đã nêu rõ ràng: Các hành vi xâm phạm quyền SHTT sẽ bị xử phạt hành chính như thực hiện hành vi xâm phạm quyền SHTT gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc cho xã hội, không chấm dứt hành vi trên mặc dù đã được chủ thể hành vi đó thông báo, sản xuất, nhập khẩu vận chuyển, buôn bán hàng hoá giả mạo về SHTT, sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán vật mang nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý được bảo hộ hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này. Bên cạnh đó, cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền SHTT có yếu tố cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự.
* Như thế nào thì gọi là hàng hoá giả mạo về SHTT?
- Đó là hàng hoá giả mạo nhãn hiệu, giả mạo chỉ dẫn địa lý và hàng hoá sao chép lậu. Hàng hoá giả mạo nhãn hiệu là hàng hoá, bao bì của hàng hoá có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý.
* Theo ông, luật mới này sẽ giúp giảm thiểu tình trạng vi phạm SHTT như lâu nay?
- Theo tôi, luật mới này sẽ có tác động đến vấn đề đó, vì luật quy định rất rõ ràng hành vi thế nào là vi phạm, khi vi phạm thì có khả năng xử lý hành chính, có khả năng bị thực hiện luật nhân sự và đòi bồi thường... và quy định rất rõ bồi thường giá trị thiệt hại, tài sản bị thiệt hại, cơ hội kinh doanh cũng như giá trị về tinh thần.
Mỗi một doanh nghiệp có sản phẩm đưa ra thị trường đều có hướng dẫn người tiêu dùng lựa chọn. Doanh nghiệp cạnh tranh với nhau, nhà sản xuất kinh doanh chấp hành đúng luật thì người tiêu dùng sao có thể bị thiệt hại? Nhà sản xuất kinh doanh không giả mạo nhãn hiệu của người khác, không lừa dối người tiêu dùng thì làm sao không bán được hàng?
Luật SHTT có 2 đối tượng được bảo hộ là người tiêu dùng và đối tượng sở hữu như nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp. Người tiêu dùng luôn được đề cao nhất và luật cũng đã quy định một cách rất rõ ràng: Những hành vi vi phạm luật SHTT gây thiệt hại cho người tiêu dùng thì bị xử lý ngay khi bị phát hiện không cần phải cảnh cáo. Nhận biết của người tiêu dùng phụ thuộc vào nhà sản xuất tuyên truyền, phổ biến ra. Thực ra ở đây mình cũng tuyên truyền cho người tiêu dùng một góc độ nào đó để tránh mua hàng giả, chứ trách nhiệm lớn nhất thực ra là nằm ở nhà sản xuất. Anh phải làm sao để người tiêu dùng mua sản phẩm của anh mà không mua nhầm sản phẩm của người khác để tránh gây thiệt hại cho anh.
* Xin cám ơn ông!
MINH CHÂU (thực hiện)