Thứ Tư, 22/01/2025 08:16 SA
Phòng trừ rầy nâu và sâu cắn gié
Thứ Ba, 09/03/2010 16:18 CH

Qua điều tra, hiện nay rầy nâu và sâu cắn gié đã phát sinh rải rác gây hại trên nhiều cánh đồng lúa đông xuân trong tỉnh. Để chủ động phòng chống rầy nâu và sâu cắn gié, Chi cục Bảo vệ thực vật Phú Yên hướng dẫn một số biện pháp phòng trừ, ngăn ngừa như sau:

 

ray-nau.gif

Các kỹ sư chi cục Bảo vệ thực vật Phú Yên kiểm tra lúa bị rầy nâu ở xã Hòa Vinh (huyện Đông Hòa) - Ảnh: Q.ĐẠT

 

PHÒNG TRỪ RẦY NÂU

 

Kiểm tra theo dõi diễn biến của rầy trên đồng ruộng để xử lý kịp thời. Quan sát kỹ gốc lúa. Nên quan sát nhiều điểm trên ruộng, chú ý các góc ruộng xanh tốt và đánh giá tổng quát tình hình cả ruộng hoặc cả khu đồng. 2. Các giống ghi nhận nhiễm rầy nâu hiện nay: OM2695-2, HĐB6, D98-17, ĐV 108, BĐ250, HT1, Q5…

 

Khi mật độ rầy từ 1.500 con/m2 trở lên thì phun thuốc đặc hiệu trừ rầy. Các loại thuốc được sử dụng hiện nay - Bassa hoặc Jetan 50EC: 50cc + Cyperan 10EC: 25cc/bình 16 lít. Phun 2 bình/sào (500m2) - Bassa hoặc Jetan 50EC: 50cc + Padan 95SP: 7.5 gam/bình 16lít. Phun 2 bình/sào (500m2). Những ruộng có mật độ rầy cao, trước khi phun 2-3 giờ nên trộn Bassa + dầu gasoil + cát để vãi dưới gốc lúa - Bassa hoặc Jetan 50EC: 50cc + Chess 50WG: 7,5gam/bình 16lít. Phun 2 bình/sào (500m2) Chess chỉ phun khi lúa mới trổ, còn xanh.

 

Khi phun thuốc cần lưu ý: Những thuốc có hoạt chất Buprofezin như Applaud, Butyl,  Difluent... hiệu quả rất thấp để trừ rầy trưởng thành trong giai đoạn hiện nay. Phun đảm bảo lượng nước như hướng dẫn, phun kỹ vào gốc lúa. Không để ruộng khô nước khi phun thuốc.

 

PHÒNG TRỪ SÂU CĂN GIÉ HẠI LÚA

 

Hiện nay, ngoài rầy nâu, còn có đối tượng sâu cắn gié (sâu cắn chẽn, sâu đàn) đang gây hại cục bộ ở một số vùng như Hòa Xuân, Hòa Vinh, Hòa Tân Đông, Hòa Thành (huyện Đông Hòa)… với mật độ rất cao, có diện tích lên tới hàng trăm con/m2.

 

Đặc điểm sinh học: Sâu cắn gié trưởng thành ban ngày ẩn nấp dưới gốc lúa hoặc dưới cỏ, ban đêm giao phối và đẻ trứng, thích mùi chua ngọt. Sâu non nở lúc sáng sớm, ban đầu tập trung ở ngọn lá, sau di chuyển xuống dưới thân lúa, ban đêm bò lên ăn lá hoặc cắn gié lúa. Vòng đời trung bình 45-60 ngày, trong đó trứng 3-5 ngày, sâu non 25-30 ngày, nhộng 5-7 ngày, bướm 7-10 ngày.

 

Triệu chứng tác hại: Khi còn nhỏ sâu non ăn lá lúa, khi lớn sâu cắn đứt ngang cuống gié làm bông gãy gục và gié lúa rụng. Khi mật độ cao có thể làm bông lúa rụng gần hết cả gié còn trơ lại cuống bông, năng suất giảm rất lớn.

 

Biện pháp phòng trừ - Làm đất kỹ, dọn sạch cỏ bờ. Không để ruộng khô nước khi lúa trổ; làm bẫy bả chua ngọt vừa có ý nghĩa thăm dò, vừa để diệt ngài. Công thức dùng bả: 400gr đường + 400cc dấm + 100cc rượu + 100cc nước + 5gr thuốc Padan, khuấy đều phun lên bó rơm rạ, cắm quanh bờ ruộng, mỗi ha 30-40 bả. Những loại thuốc trừ sâu có tác dụng tiếp xúc, vị độc đều có thể được dùng để trừ sâu cắn gié như: Dibamec, Peran, Angun, proclaim, Vitako... mật độ sâu cao nên tăng liều từ 1,5-2 lần theo khuyến cáo. Những ruộng có rầy nâu nên hỗn hợp các loại thuốc trên với thuốc trừ rầy. Nên phun thuốc lúc chiều mát. Phun đủ lượng nước; không để ruộng khô nước khi phun. Những ruộng có bệnh khô vằn, thối thân nên phun kết hợp với thuốc trừ bệnh.

 

KS NGUYỄN HỮU DOÃN

BÌNH LUẬN
Mã xác nhận:



Nhập mã:

LIÊN KẾT
Báo Phú Yên Online - Địa chỉ: https://baophuyen.vn
Cơ quan chủ quản: Tỉnh ủy Phú Yên - Giấy phép hoạt động báo chí số 681/GP-BTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 21/10/2021
Tổng biên tập: Nguyễn Khánh Minh
Tòa soạn: 62 Lê Duẩn, phường 7, TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên
Điện thoại: (0257) 3841519 - (0257) 3842488 , Fax: 0257.3841275 - Email: toasoandientu@baophuyen.vn
Trang chủ | Toà soạn | Quảng cáo | Đặt báo | Liên hệ
Bản quyền 2005 thuộc Báo Phú Yên Online
Thiết kế bởi nTek