Trong những năm qua, nhiều loại cây trồng không mang lại hiệu quả khiến nông dân lúng túng khi chuyển đổi cây trồng. Hiện nay có một loại cây lâm nghiệp đang được nhiều nông dân ở xã Xuân Lãnh (huyện Đồng Xuân) chú ý, đó là cây dó bầu...
Ông Hà Lưu
NHIỀU TRIỂN VỌNG
Trước đây, việc khai thác trầm hoàn toàn dựa vào cây dó bầu mọc tự nhiên trong rừng. Ngày nay, cây dó bầu đã được nhiều người trồng để khai thác trầm. Theo ông Phạm Văn Cường, Chủ tịch Hội Nông dân xã Xuân Lãnh (huyện Đồng Xuân), trên địa bàn xã này hiện có 40 hộ trồng cây gió bầu. Đây là loại cây trồng tương đối mới, chi phí đầu tư khá lớn nên số lượng trồng không nhiều, mỗi hộ khoảng 1.000 cây trở lại. Gió bầu là cây lâm nghiệp nên việc trồng không mấy khó khăn. Mỗi hécta đất có thể trồng 1.000 – 1.200 cây và có thể trồng xen với các loại cây ngắn ngày khác. Ông Hà Lưu Nam ở thôn Lãnh Trường, xã Xuân Lãnh trồng 600 cây dó bầu trên diện tích 5.500m2, đến nay đã gần 5 năm tuổi. Ông
Hiện nay có nhiều công nghệ cấy tạo trầm, nhưng hiệu quả nhất là cấy bằng hóa chất. Ông Hà Lưu Mến ở thôn Lãnh Trường, trồng hơn 1.000 cây dó bầu đã được 5 năm tuổi, cho biết: “Cấy tạo trầm bằng hóa chất, chất lượng trầm tốt hơn nhiều so với việc tạo trầm bằng phương pháp cũ là đóng đinh, kim loại vào thân cây. Nhưng thời gian từ khi cấy đến thu hoạch khá lâu. Năm thứ 7 cấy tạo trầm, đến năm thứ 11 mới cho thu hoạch. Công nghệ cấy tạo trầm bằng hóa chất hiện nay ở Phú Yên chưa có chuyên gia nên phải thuê người ở các tỉnh khác. Chi phí cấy bằng hóa chất hiện nay khoảng 100.000 đồng/cây hoặc ăn chia theo tỉ lệ 6/4 (khi được thành quả, người trồng hưởng 6 phần còn người cấy tạo trầm hưởng 4 phần) nên nhiều người còn đắn đo.
GIÁ TRỊ KINH TẾ CAO
Trầm có trên cây dó bầu là do cây bị thương tật và tiết ra nhựa để bao bọc vết thương đó rồi tạo thành trầm hương. Khi trầm hương tích tụ lâu ngày sẽ thành kỳ nam (kỳ nam có giá trị đắt hơn nhiều lần so với trầm hương). Tinh dầu của trầm dùng để phục vụ cho ngành công nghiệp hương liệu mỹ phẩm như pha chế nước hoa cao cấp, sử dụng để bào chế ra những loại dược liệu quý trong ngành y… Chính vì có nhiều công dụng, khá đặc biệt như vậy nên trầm có giá trị rất cao. Ông Hà Lưu
Ông Phạm Văn Cường, Chủ tịch Hội Nông dân xã Xuân Lãnh, cho biết: Khó khăn nhất hiện nay đối với nông dân trồng cây dó bầu ở xã Xuân Lãnh là vấn đề vốn, kỹ thuật trồng cũng như kỹ thuật cấy tạo trầm. Nếu nhà nước tạo điều kiện cho nông dân vay vốn (số tiền lớn, thời gian dài), đầu tư kỹ thuật trong trương lai cây gió bầu sẽ phát triển mạnh không chỉ ở xã miền núi này.
NGỌC NHƯ