Thứ Sáu, 20/09/2024 09:38 SA
Giải đáp quy tắc xuất xứ hàng hóa của Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (Tiếp theo kỳ trước)
Thứ Tư, 04/09/2024 06:31 SA

Hip đnh đi tác kinh tế toàn din khu vc (Hip đnh RCEP) là hip đnh thương mi t do gia 10 nưc ASEAN và 5 đi tác là Trung Quc, Hàn Quc, Nht Bn, Úc, New Zealand. Hip đnh này đã m thêm cơ hi cho doanh nghip Vit Nam đy mnh xut khu, tham gia các chui giá tr mi trong khu vc, tăng cưng thu hút đu tư nưc ngoài.

 

Dưới đây là một số giải đáp về quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định RCEP.

 

5. Điều khoản De Minimis trong RCEP được áp dụng như thế nào?

 

Trả lời:

 

De Minimis được áp dụng cho hàng hóa xác định xuất xứ theo tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa (CTC) quy định trong Quy tắc cụ thể mặt hàng tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 05/2022/TT-BCT. De Minimis không áp dụng với tiêu chí hàm lượng giá trị khu vực (RVC).

 

Đối với hàng hóa thuộc từ chương 1 đến chương 97 của Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa, tỉ lệ De Minimis là 10% trị giá FOB của hàng hóa. Theo đó, hàng hóa được coi là có xuất xứ RCEP nếu trị giá của tất cả nguyên liệu không có xuất xứ và không đáp ứng tiêu chí CTC không vượt quá 10% trị giá FOB của hàng hóa đó.

 

Riêng đối với các sản phẩm dệt may phân loại từ chương 50 đến chương 63 của Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa, ngoài được tính theo trị giá FOB, tỉ lệ De Minimis còn được tính theo cả trọng lượng của hàng hóa xuất khẩu. Sản phẩm dệt may được coi là có xuất xứ RCEP nếu trọng lượng của tất cả nguyên liệu không có xuất xứ và không đáp ứng tiêu chí CTC không vượt quá 10% tổng trọng lượng của sản phẩm dệt may đó.

 

6. Làm thế nào để xác định hàng hóa xuất khẩu sang một nước thành viên RCEP có áp dụng mức thuế khác biệt?

 

Trả lời:

 

Hiện nay, có 7 nước áp dụng điều khoản khác biệt thuế trong hiệp định bao gồm: Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Philippines và Việt Nam. Để xác định hàng hóa xuất khẩu sang một trong bảy nước này áp dụng mức khác biệt thuế, cần phải tra biểu thuế nhập khẩu của 7 nước thành viên này áp dụng đối với các nước thành viên còn lại (tham khảo tại Giới thiệu lời văn các chương và phụ lục của Hiệp định RCEP (moit.gov.vn) hoặc https://rcepsec.org/legal-text/).

 

 

7. Cách xác định nước xuất xứ RCEP như thế nào trong trường hợp có khác biệt thuế?

 

 

 

Trả lời:

 

 

 

Khi xuất khẩu hàng hóa đáp ứng quy tắc xuất xứ RCEP từ Việt Nam sang các nước thành viên có áp dụng điều khoản khác biệt thuế, cần xác định nước xuất xứ RCEP để biết mức thuế nhập khẩu ưu đãi được hưởng.

 

 

 

Trước tiên, doanh nghiệp tra cứu xem hàng hóa có thuộc danh mục các mặt hàng áp dụng khác biệt thuế của các nước RCEP quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 05/2022/TT-BCT.

 

 

 

Trường hợp hàng hóa thuộc danh mục này và đáp ứng các yêu cầu được quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 05/2022/TT-BCT, nước xuất xứ RCEP chính là nước thành viên xuất khẩu.

 

 

 

Trường hợp hàng hóa thuộc diện khác biệt thuế nhưng không thuộc Phụ lục IV nói trên, cách xác định nước xuất xứ RCEP thực hiện theo quy định tại Điều 9 Thông tư 05/2022/TT-BCT.

 

 

 

8. Các chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu trong Hiệp định RCEP?

 

 

 

Trả lời:

 

 

 

Đối với hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam sang các nước thành viên RCEP, các cơ quan, tổ chức cấp được Bộ Công Thương ủy quyền cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) cho hàng hóa xuất khẩu. Danh mục cơ quan, tổ chức cấp C/O mẫu RCEP của Việt Nam được  cập nhật trên Hệ thống quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử của Bộ Công Thương tại địa chỉ https://ecosys.gov.vn

 

 

 

Đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam từ các nước thành viên RCEP, cơ quan hải quan Việt Nam xem xét chấp nhận C/O hoặc chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa của nhà xuất khẩu đủ điều kiện của các nước thành viên này.

 

 

 

9. C/O mẫu RCEP có được cấp cho hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam sang các nước thành viên RCEP trước ngày Thông tư 05/2022/TT-BCT có hiệu lực không?

 

 

 

Trả lời:

 

 

 

Cơ quan, tổ chức cấp C/O của Việt Nam xem xét cấp C/O mẫu RCEP sang các nước thành viên RCEP kể từ ngày 04 tháng 4 năm 2022 khi Thông tư số 05/2022/TT-BCT có hiệu lực.

 

 

 

Đối với các lô hàng xuất khẩu của Việt Nam sang các nước thành viên RCEP trước ngày Thông tư số 05/2022/TT-BCT có hiệu lực, cơ quan, tổ chức cấp C/O của Việt Nam xem xét cấp hồi tố C/O mẫu RCEP kể từ khi Hiệp định RCEP có hiệu lực vào ngày 01/01/2022 và theo quy định của nước thành viên nhập khẩu.

 

 

VÕ PHÊ (tổng hợp)

BÌNH LUẬN
Mã xác nhận:



Nhập mã:

LIÊN KẾT
Báo Phú Yên Online - Địa chỉ: https://baophuyen.vn
Cơ quan chủ quản: Tỉnh ủy Phú Yên - Giấy phép hoạt động báo chí số 681/GP-BTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 21/10/2021
Tổng biên tập: Nguyễn Khánh Minh
Tòa soạn: 62 Lê Duẩn, phường 7, TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên
Điện thoại: (0257) 3841519 - (0257) 3842488 , Fax: 0257.3841275 - Email: toasoandientu@baophuyen.vn
Trang chủ | Toà soạn | Quảng cáo | Đặt báo | Liên hệ
Bản quyền 2005 thuộc Báo Phú Yên Online
Thiết kế bởi nTek