Thứ Ba, 24/09/2024 16:16 CH
Tập trung triển khai dự án, đề án lâm nghiệp
Thứ Sáu, 08/12/2023 10:00 SA

Cán bộ Chi cục Kiểm lâm và nhân viên Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Đồng Xuân kiểm tra giống cây trồng rừng gỗ lớn tại xã Phú Mỡ. Ảnh: NHẬT HUY

Trong năm 2023, ngành Lâm nghip Phú Yên đã trin khai nhiu nhim v quan trng và đạt được mt s kết qu nht định. Đây là tin đề, động lc để toàn ngành tiếp tc phn đấu hoàn thành nhim v được giao trong thi gian ti. Báo Phú Yên có cuc trao đổi vi ông Lê Văn Bé, Chi cc trưởng Chi cc Kim lâm tnh xung quanh vn đề này.

 

* Trong năm 2023, ngành Lâm nghiệp đã triển khai nhiều nhiệm vụ quan trọng, kết quả như thế nào, thưa ông?

 

- Năm qua, ngành Lâm nghiệp thực hiện kế hoạch lâm nghiệp cơ bản hoàn thành theo tiến độ, trong đó tham mưu UBND tỉnh ban hành quyết định giao rừng cho 2 ban quản lý rừng đặc dụng (Đèo Cả, Krông Trai), Bộ CHQS tỉnh, Cơ sở giáo dục bắt buộc A1; điều chỉnh thời gian thực hiện dự án Trồng rừng ngập mặn khu vực đầm Ô Loan, huyện Tuy An đến năm 2028; thành lập Hội đồng thẩm định kết quả rà soát, điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng theo phân loại rừng tỉnh Phú Yên, giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

 

Các đơn vị trong ngành cũng có văn bản gửi các bộ NN&PTNT, KH&ĐT, Tài chính đề nghị hỗ trợ kinh phí cấp bách về phòng cháy, chữa cháy rừng năm 2023 để thực hiện đề án Nâng cao năng lực cho lực lượng kiểm lâm trong công tác quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh.

 

Ông Lê Văn Bé

Trong năm 2023, toàn ngành đã trồng hơn 7.179ha rừng sản xuất, đạt hơn 110% kế hoạch; chăm sóc 22.500ha rừng trồng, đạt hơn 106% kế hoạch; phê duyệt 6 hồ sơ thiết kế trồng rừng diện tích hơn 248ha; phê duyệt 4 hồ sơ khai thác rừng trồng diện tích 359,62ha. Tình hình vi phạm Luật Lâm nghiệp giảm 34,54% so với cùng kỳ năm 2022; tỉ lệ che phủ rừng ước đạt 47,1%.

 

Đối với các đề án được giao, chúng tôi cũng đã đạt được một số kết quả nhất định. Cụ thể, đề án Trồng rừng gỗ lớn, chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang kinh doanh gỗ lớn, trồng lâm sản ngoài gỗ, dược liệu, trong năm 2023, đã trồng 326,25ha (diện tích từ trồng rừng thay thế và trồng lại rừng của các ban quản lý rừng); đề án Trồng 15 triệu cây xanh tỉnh Phú Yên giai đoạn 2021-2025, tính đến nay đã phát động và tổ chức trồng trên 13,7 triệu cây, đạt gần 92% so với kế hoạch.

 

Đối với đề án Phát triển dược liệu và phát triển giá trị đa dạng của hệ sinh thái rừng, chúng tôi đã phối hợp đơn vị tư vấn tổ chức hội thảo tham vấn đề án trồng dược liệu trên đất lâm nghiệp giai đoạn 2023-2030 và tầm nhìn đến 2050.

 

Hiện ngành đang phối hợp xây dựng, hoàn thiện trình cấp thẩm quyền phê duyệt đề án Phát triển cây dược liệu trên đất lâm nghiệp tỉnh Phú Yên giai đoạn 2023-2030, định hướng đến năm 2050 trong năm 2023.

 

Đối với việc rà soát, điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng đến năm 2030 tỉnh Phú Yên, kết quả xác định diện tích đất, rừng Phú Yên đến năm 2025 là 254.517ha (đất, rừng đặc dụng 15.845ha; đất, rừng phòng hộ 105.473ha; đất, rừng sản xuất 133.199ha); diện tích đất, rừng tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 là 252.013ha (đất, rừng đặc dụng 15.785ha; đất, rừng phòng hộ 104.925ha; đất, rừng sản xuất 131.303ha).

 

Sở NN&PTNT đã có tờ trình đề nghị UBND tỉnh thành lập Hội đồng thẩm định kết quả rà soát điều chỉnh 3 loại rừng theo quy định.

 

* Trong quá trình triển khai nhiệm vụ, ngành Lâm nghiệp còn gặp những hạn chế, khó khăn nào, thưa ông?

 

- Bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận, trong năm 2023, ngành Lâm nghiệp vẫn còn những hạn chế, tồn tại. Một số chính sách về quản lý bảo vệ và phát triển rừng như: hưởng lợi từ rừng khi giao rừng, cho thuê rừng, giao khoán bảo vệ rừng… đã hết hiệu lực hoặc không còn phù hợp với thực tế, nhưng chậm sửa đổi bổ sung.

 

Đời sống người dân còn khó khăn, nhất là ở khu vực miền núi; trong đó đa phần là đồng bào dân tộc thiểu số, trình độ hiểu biết về pháp luật hạn chế, nghề nghiệp không ổn định, thiếu đất sản xuất, nên họ vào phá rừng làm rẫy, lấy đất canh tác. Tình hình phá rừng, khai thác, vận chuyển lâm sản có giảm về diện tích và mức độ thiệt hại, nhưng vẫn còn xảy ra ở một số huyện miền núi.

 

Việc khắc phục hạn chế trong giao đất lâm nghiệp theo Nghị định 163/1999/NĐ-CP ngày 16/11/1999 của Chính phủ còn chậm và việc xây dựng kế hoạch giao đất, cho thuê đất gắn với giao rừng, cho thuê rừng cho hộ gia đình, cá nhân chưa được triển khai, dẫn đến tình trạng mua bán, chuyển nhượng đất đai trái pháp luật, phá rừng, khai thác lâm sản trái phép với nhiều hình thức để mở rộng diện tích đất sản xuất, trồng rừng…

 

Bên cạnh đó, nguồn lực đầu tư bảo vệ và phát triển rừng còn hạn chế (con người, kinh phí, phương tiện), việc đầu tư cho công tác bảo vệ rừng và phòng chống chữa cháy rừng còn khó khăn; khó kiểm soát và ngăn chặn, xử lý các đối tượng vào rừng để chặt phá, nhất là ban đêm, ngày nghỉ. Ngoài ra, việc phối hợp các ngành, địa phương, chủ rừng trong công tác bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng chưa được thường xuyên.

 

* Xin ông cho biết nhiệm vụ và những giải pháp của ngành Lâm nghiệp trong năm 2024?

 

- Năm tới, ngành tổ chức thực hiện tốt Kế hoạch 77/KH-SNN ngày 14/10/2021 của Sở NN&PTNT triển khai Kế hoạch 126/KH-UBND ngày 13/7/2021 của UBND tỉnh về việc thực hiện Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 tỉnh Phú Yên đạt mục tiêu đề ra.

 

Phấn đấu bảo vệ tốt 100% diện tích rừng tự nhiên hiện có; duy trì hợp lý, ổn định diện tích rừng đặc dụng, rừng phòng hộ của tỉnh theo chỉ tiêu được giao; phấn đấu mỗi năm giảm tối thiểu 10% số vụ vi phạm và diện tích rừng thiệt hại so với năm trước; tỉ lệ che phủ rừng toàn tỉnh đạt 47,5%.

 

Ngành Lâm nghiệp Phú Yên cũng tổ chức trồng rừng tập trung khoảng 6.700ha, chăm sóc rừng trồng khoảng 19.584ha; khoán bảo vệ rừng trên 36.865ha; khoanh nuôi xúc tiến tái sinh khoảng 2.917ha; trồng cây phân tán đạt trên 3,6 triệu cây theo kế hoạch năm 2024 của đề án Trồng 15 triệu cây xanh tỉnh Phú Yên, giai đoạn 2021-2025.

 

Đồng thời nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm gỗ rừng trồng qua chế biến sâu, đáp ứng yêu cầu sử dụng trong nước và xuất khẩu; mở rộng quy mô rừng gỗ lớn chiếm khoảng 10% tổng diện tích rừng trồng năm 2024; sản lượng khai thác gỗ rừng trồng trên 300.000m3/năm; tăng sinh khối rừng trồng đạt bình quân 15m3/ha/năm; phấn đấu đạt tốc độ tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp từ 5% trong năm 2024.

 

Cùng với đó, ngành tập trung nghiên cứu, quán triệt, triển khai thực hiện tốt các nội dung, kế hoạch quản lý bảo vệ và phát triển rừng, như: Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 tỉnh Phú Yên; Kế hoạch phát triển lâm nghiệp bền vững tỉnh Phú Yên giai đoạn 2021-2025; Kế hoạch triển khai đề án Bảo vệ và phát triển rừng ven biển, ứng phó với biến đổi khí hậu và thúc đẩy tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030; Kế hoạch 49/KH-UBND ngày 11/8/2022 của UBND tỉnh về thực hiện đề án Phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ bền vững giai đoạn 2021-2030; đề án Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí của các ban quản lý rừng phòng hộ/đặc dụng; đề án Tăng cường năng lực quản lý hệ thống rừng đặc dụng đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tỉnh Phú Yên.

 

Nhiệm vụ không kém phần quan trọng là đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về vai trò đặc biệt quan trọng của rừng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu.

 

Từ đó tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, cán bộ, đảng viên, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và mọi người dân đối với công tác bảo vệ và phát triển rừng.

 

* Xin cảm ơn ông!

 

Năm 2024, ngành Lâm nghiệp phấn đấu nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm gỗ rừng trồng qua chế biến sâu, đáp ứng yêu cầu sử dụng trong nước và xuất khẩu; mở rộng quy mô rừng gỗ lớn chiếm khoảng 10% tổng diện tích rừng trồng; sản lượng khai thác gỗ rừng trồng trên 300.000m3/năm; tăng sinh khối rừng trồng đạt bình quân 15m3/ha/năm; phấn đấu đạt tốc độ tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp từ 5%.

 

NHẬT HUY (thực hiện)

BÌNH LUẬN
Mã xác nhận:



Nhập mã:

LIÊN KẾT
Báo Phú Yên Online - Địa chỉ: https://baophuyen.vn
Cơ quan chủ quản: Tỉnh ủy Phú Yên - Giấy phép hoạt động báo chí số 681/GP-BTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 21/10/2021
Tổng biên tập: Nguyễn Khánh Minh
Tòa soạn: 62 Lê Duẩn, phường 7, TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên
Điện thoại: (0257) 3841519 - (0257) 3842488 , Fax: 0257.3841275 - Email: toasoandientu@baophuyen.vn
Trang chủ | Toà soạn | Quảng cáo | Đặt báo | Liên hệ
Bản quyền 2005 thuộc Báo Phú Yên Online
Thiết kế bởi nTek