Thứ Hai, 30/09/2024 00:34 SA
Bảo vệ đàn chim yến để phát triển ngành Yến sào
Thứ Năm, 30/12/2021 18:20 CH

Mùa thu t yến v 3 năm nay phn ln nhà yến đều tht thu. Điu này gây nhiu lo ngi đối vi người nuôi chim yến. Trao đổi vi Báo Phú Yên xung quanh vn đề này, ông Phm Duy Khiêm, Ch tch Hi Yến sào Phú Yên cho biết: 

 

Ông Phạm Duy Khiêm

- Nghề dẫn dụ, gây nuôi chim yến về làm tổ để khai thác (nhà yến) hình thành và phát triển khá mạnh trong thời gian gần đây. Qua thống kê từ các địa phương, hiện toàn tỉnh có khoảng 905 nhà yến. Tuy nhiên, tổng đàn yến toàn tỉnh ước tính chỉ khoảng 450.000 con, giảm khoảng 250.000 con so với thời điểm từ năm 2015-2019.

 

Tổng sản lượng tổ yến thu hoạch được trong năm nay chưa tới 2 tấn, giảm khá mạnh so với những năm trước. Riêng vụ 3 năm nay, rất nhiều nhà yến không có sản lượng, tính bình quân, tổng sản lượng thu hoạch vụ này của toàn tỉnh giảm 50% so với cùng kỳ năm trước.

 

* Theo ông, đâu là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này?

 

- Gần đây, chim yến đang có sự dịch chuyển, di cư từ đông sang tây và có nhiều yếu tố gây nên sự dịch chuyển này như vùng thức ăn bị thu hẹp dần do đô thị hóa, các đồng ruộng, vườn cây dùng quá nhiều thuốc bảo vệ thực vật dẫn đến côn trùng không thể sinh sôi và cộng sinh cùng môi trường làm nghèo nàn hơn nguồn thức ăn tự nhiên cho chim yến, buộc chúng phải di cư tìm nguồn thức ăn mới. Nếu nguồn thức ăn đó xa hơn nhà cũ quá 100km thì khả năng chúng sẽ ở lại những nhà chim khác tại những vùng có thức ăn, côn trùng trù phú.

 

Trong sự giảm đàn của chim yến tại những vùng ven biển hiện nay thì nạn săn bẫy chim gây ra cực kỳ lớn. Những cặp chim bố mẹ bị bẫy bắt trên đường đi tìm thức ăn nên chim non ở nhà không được cho ăn, chúng sẽ chết khô trên tổ. Đồng thời, khoảng 3 năm trở lại đây, hiện tượng thời tiết cực đoan: bão, áp thấp liên tục vùng ven biển gây áp lực cho đàn chim yến khi di chuyển đi kiếm ăn xa mỗi ngày.

 

Các nhà yến giảm sản lượng tổ vì đàn yến sụt giảm. Ảnh: THỦY TIÊN

 

Đàn yến bay về ngược gió từ tây xuống đông đuối sức và chết ngay trên đường mà không thể về tới nhà… Khi số lượng đàn yến giảm thì đồng thời lượng tổ sẽ giảm theo, đó là tất yếu.

 

* Việc các khu đồng tại TP Tuy Hòa và các huyện thị lân cận là vùng mồi của đàn yến thường xuyên bị giăng bẫy tàng hình bắt chim có tác động đến hành vi và tập tính của loài yến không, thưa ông?

 

- Tình trạng giăng lưới tàng hình bẫy bắt chim thường xuyên đã gây tổn thất lớn cho ngành Yến sào tỉnh nhà. Trong thời gian qua, Ban Bảo vệ chim yến (Hội Yến sào tỉnh) đã phát hiện, can thiệp hàng trăm vụ giăng lưới bẫy chim và hầu hết các bẫy giăng khi phát hiện đều có từ vài chục con đến hàng trăm con chim yến bị dính và chết trên lưới.

 

Chim yến là loài có tập tính chung thủy và đồng loại cao, khi 1 con dính bẫy phát tiếng kêu cứu thì cả đàn lao vào lưới theo. Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng chim yến con chết khô, chết đói trên tổ ngày càng nhiều ở các nhà yến hiện nay. 

 

Hội Yến sào tỉnh tha thiết mong muốn nhận được sự quan tâm, hỗ trợ, chung tay từ các ngành chức năng và chính quyền các địa phương để ngăn chặn, chấm dứt tình trạng giăng lưới bẫy bắt chim, bảo vệ đàn chim yến và ngành Yến sào của tỉnh.

 

Khi sự việc chim yến bị bẫy bắt, giết thịt xảy ra liên tục thì những bầy đàn chim yến khác sẽ thấy mất an toàn và chúng sẽ không đến những vùng mồi này nữa mà sẽ đi tìm vùng thức ăn mới. Nếu đường di chuyển đi ăn quá xa, chim sẽ chọn di cư đến những nhà yến mới, gần hơn, an toàn hơn như Đắk Lắk, Gia Lai...

 

Hiện nay có hiện tượng chim non sau trưởng thành không còn ở lại những nhà yến cũ đã được sinh ra như trước đây mà có xu hướng di chuyển về hướng tây tìm nơi trú ngụ mới với tỉ lệ chim di cư từ 10-30%. Điều này chứng tỏ hành vi của chim yến đã và đang bắt đầu có sự thay đổi.

 

* Theo ông, nếu tình trạng này không được xử lý dứt điểm, để kéo dài sẽ gây ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của ngành Yến sào tỉnh?

 

- Những năm gần đây, hiện tượng di cư đã xuất hiện trên đàn yến non, nhưng nếu tình trạng giăng bẫy bắt chim hủy diệt cứ tiếp diễn, không được các cấp ngành, địa phương chung tay xử lý triệt để thì khả năng chỉ khoảng 5 năm nữa, các vùng ven biển sẽ mất hẳn nguồn chim yến non. Trong khi chim yến già thì qua đời vì vòng đời của chúng tối đa chỉ 10-12 năm. Không có nguồn chim yến thay thế thì đàn yến sẽ sụt giảm rất nhanh, sản lượng tổ yến sẽ không còn như hiện nay nữa. Chúng ta phải dẫn dụ lại từ đầu và gây nuôi bầy đàn trở lại nhưng tỉ lệ thành công rất thấp.

 

Hiện ngành Yến sào tỉnh đang xây dựng thương hiệu chung cho sản phẩm yến sào của Phú Yên, tiến đến là truy xuất nguồn gốc và xuất khẩu ra thị trường quốc tế. Việc ổn định và phát triển đàn yến đóng vai trò rất quan trọng vì nó quyết định cốt lõi đến sản lượng yến tổ nguồn, nguyên liệu cho ngành sản xuất yến sào của tỉnh.

 

Vì vậy, Hội Yến sào tỉnh tha thiết mong muốn nhận được sự quan tâm, hỗ trợ, chung tay từ các ngành chức năng và chính quyền các địa phương để ngăn chặn, chấm dứt tình trạng giăng lưới bẫy bắt chim, bảo vệ đàn chim yến và ngành Yến sào của tỉnh. Hội cũng vừa kiến nghị với Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT) bổ sung thêm chế tài xử phạt cho chính quyền cơ sở (cụ thể là cấp xã) để có thể chủ động trong việc xử phạt các hành vi bẫy bắt chim hoang dã theo Nghị định 13.

 

* Xin cảm ơn ông!

 

THỦY TIÊN (thực hiện)

BÌNH LUẬN
Mã xác nhận:



Nhập mã:

LIÊN KẾT
Báo Phú Yên Online - Địa chỉ: https://baophuyen.vn
Cơ quan chủ quản: Tỉnh ủy Phú Yên - Giấy phép hoạt động báo chí số 681/GP-BTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 21/10/2021
Tổng biên tập: Nguyễn Khánh Minh
Tòa soạn: 62 Lê Duẩn, phường 7, TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên
Điện thoại: (0257) 3841519 - (0257) 3842488 , Fax: 0257.3841275 - Email: toasoandientu@baophuyen.vn
Trang chủ | Toà soạn | Quảng cáo | Đặt báo | Liên hệ
Bản quyền 2005 thuộc Báo Phú Yên Online
Thiết kế bởi nTek