Giá phân bón tại nhiều nơi không ngừng leo thang trong mấy ngày gần đây. Trước tình trạng đó, không ít nông dân Phú Yên bắt đầu đổ xô đi mua phân bón dự trữ, đề phòng giá tăng cao đột biến khi vào vụ sản xuất mới.
Giá phân bón hiệu Đầu Trâu đã tăng 1.000-3.000 đồng/kg - Ảnh: XUÂN HUY
GIÁ TĂNG CHÓNG MẶT
Từ đầu năm đến nay, phân bón đã hai lần tăng giá, mức tăng lần sau gần gấp đôi lần trước, từ 450.000 đồng lên 750.000 đồng/tấn (loại NPK), riêng loại DAP tăng từ 900.000 đồng lên 1,4 triệu đồng/tấn. Trước tình hình giá phân bón tại đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) không ngừng tăng, anh Nguyễn Ngọc Dân, chủ đại lý phân bón Hồng Cẩm (TP Tuy Hòa) lo ngại: “Hiện nay, hơn 75% lượng phân bón tiêu thụ tại Phú Yên phụ thuộc vào thị trường miền
Đến thời điểm này, do chưa chính thức vào vụ hè thu nên giá phân bón ở thị trường Phú Yên vẫn thấp hơn nhiều so với giá phân bón tại ĐBSCL. Chị Nguyễn Diệp Thủy, chủ đại lý phân bón Diệp Thủy (TP Tuy Hòa), cho biết: “Do hợp đồng giữa các chủ đại lý với nhà sản xuất về mức giá (cũ) vẫn còn hiệu lực, do tâm lý cạnh tranh nên giá phân bón bán ra hiện thấp hơn nhiều so với bảng báo giá của nhà máy sản xuất từ 50.000 - 80.000 đồng/tấn. Dù vậy, người dân đã không chịu nổi. Nay mai chỉ cần bán đúng mức giá mà nhà sản xuất đưa ra thì nông dân khó khăn hơn rất nhiều”.
Hiện phân bón DAP (Trung Quốc) đã có giá 20.800 đồng/kg (1,4 -1,425 triệu đồng/bao), tăng từ 5.000 - 10.000 đồng/kg so với tháng trước; phân NPK Bình Điền (Đầu Trâu) có giá 12.500 đồng/kg (720.000 - 725.000 đồng/bao 50kg), tăng 1.000 - 3.000 đồng/kg. Riêng phân urê Trung Quốc có giá 8.500 đồng/kg (425.000 đồng/bao 50kg), tăng hơn 2.000 đồng/kg. Tuy nhiên, mức giá này không áp dụng chung cho các cửa hàng, đại lý kinh doanh, nhà phân phối (có khi cùng một loại phân, với số lượng tương ứng, chỗ này bán chênh chỗ kia gần 3.000 đồng/kg) và thay đổi hàng ngày, hàng giờ theo biến động của thị trường.
Hiện nay, các doanh nghiệp, đại lý kinh doanh phân bón ở Phú Yên khá bị động trước đầu vào của phân bón. Hầu hết đều làm ăn theo kiểu nhỏ lẻ, hết hàng lúc nào lấy lúc đó, mỗi chuyến cũng chỉ lấy từ 15 - 25 tấn. Vì vậy, một khi giá phân bón tăng cao, người dân đổ xô đi mua, chắc chắn các cửa hàng sẽ không đủ hàng để giao, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất. Chị Nguyễn Bích Loan, chủ đại lý phân bón, thuốc bảo vệ thực vật Cường Loan (TP Tuy Hòa), nói: Trung bình mỗi tháng tôi lấy vài tấn, bán hết rồi mới dám lấy nữa nhưng cũng chỉ cầm chừng bởi giá hiện nay quá cao. Đã buôn bán thì ai cũng muốn nhập hàng với số lượng nhiều, nhưng việc cho nhập kho hàng trăm tấn phân bón là không thể, vì hiện ngân hàng đã dừng việc cho các chủ đại lý vay vốn để nhập hàng. Ngoài ra, lúc trước, nhà sản xuất cho các doanh nghiệp, đại lý phân phối nợ gối đầu (mua trước trả sau) nhưng nay tất cả đều “tiền trao cháo múc”, thanh toán một lượt bằng tiền mặt. Cách đây 6 tháng, đầu tư cho một xe hàng chỉ cần 100 - 120 triệu đồng, nay cũng với lượng trên, giá đã vọt hơn 500 triệu đồng!
Chính vì những khó khăn trên, một khi giá phân bón vượt quá tầm kiểm soát, khả năng các đại lý ngưng nhập hàng là điều hoàn toàn có thể xảy ra.
NÔNG DÂN LO LẮNG
Lo ngại phân bón sẽ lên cơn “sốt giá”, nhiều nông dân đổ xô đi mua phân bón dự trữ. Ông Trần Văn Tho ở xã Xuân Sơn
Trước khi vào vụ sản xuất mới, giá cả phân bón là một trong những mối quan tâm đặc biệt của nông dân. Ông Nguyễn Minh Kỳ ở xã Hòa Tân Tây (Tây Hòa) cho biết: “Nhà tôi có hơn 4 sào ruộng. Thường thì suốt cả vụ mỗi sào bón 3 đợt, mỗi đợt hơn 10 kg phân các loại (NPK, DAP, phân trắng…). Nếu như vụ trước chỉ cần bỏ ra gần 200.000 đồng là đủ thì vụ tới, chi phí tăng gấp đôi”.
Theo ông Nguyễn Ngọc Kim, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Phú Yên, toàn tỉnh hiện có hơn 64.741 ha đất sản xuất nông nghiệp, trong đó đất trồng lúa chiếm đến 57.890 ha. Để đạt năng suất trung bình từ 35 - 45 tạ/ha, thì tổng định suất phân bón đầu tư từ 500 - 600 kg, đó là chưa tính đến lượng phân vô cơ. Như vậy, riêng vụ lúa hè thu sắp đến, toàn tỉnh cần khoảng 38.000 – 39.000 tấn phân bón các loại. Ông Kim nói: “Giá phân bón leo thang đã thực sự đẩy nông dân vào tình thế khó khăn, nhất là trong bối cảnh họ vừa trải qua một vụ đông xuân thất bát. Chính phủ đã bình ổn giá gạo nhưng lại chưa đưa ra giải pháp nào để “hạ nhiệt” giá phân bón. Việc cấp bách nhất hiện nay là phải nhanh chóng bình ổn giá phân bón, đồng thời không để phân giả, kém chất lượng xuất hiện tràn lan trên thị trường nhằm bảo vệ lợi ích cho nông dân”.
XUÂN HUY