Theo Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFORES), từ năm 2002 đến nay, mặt hàng gỗ Việt Nam đã có mặt tại 120 quốc gia, tập trung chủ yếu vào các thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản… và trở thành một trong những nước có mức tăng trưởng xuất khẩu đồ gỗ hàng đầu thế giới.
Nhân cây giống trồng rừng bằng kỹ thuật ghép hom cho năng suất trồng rừng cao. - Ảnh: NGUYỄN TRƯỞNG |
Mức tăng trưởng đó đã vượt qua kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt
Không bỏ lỡ cơ hội đầu tư, công nghiệp đồ gỗ Việt Nam còn có sự góp mặt của các nhà đầu tư nước ngoài với mức độ gia tăng đáng kể, chủ yếu từ châu Á, đặc biệt là từ Trung Quốc, Singapore, Malaysia và một số quốc gia châu Âu như Thụy Điển, Na Uy, Đan Mạch, Pháp. Số lượng doanh nghiệp ngày càng gia tăng, bao gồm nhiều loại hình. Việt Nam hiện có từ 1.500 - 1.800 cơ sở mộc nhỏ với năng lực chế biến từ 150-200m3/năm/cơ sở và 1.200 doanh nghiệp, năng lực chế biến 2.000.000m3 gỗ/năm/doanh nghiệp. Trong số doanh nghiệp đó, có tới 450 đơn vị tham gia xuất khẩu và đặt mục tiêu đạt doanh số 3 tỉ USD vào năm 2010. Việt
Điều đáng quan tâm là hiện nay, phần lớn các doanh nghiệp chế biến gỗ nước ta chủ yếu sử dụng gỗ nhập khẩu (chiếm 70%), phần còn lại khai thác từ rừng tự nhiên trong nước. Hiện tại, nguồn gỗ nhập có sự biến động lớn về giá cả do giá năng lượng, chi phí vận tải tăng, cộng với tình hình chính trị bất ổn tại các nước xuất khẩu nguyên liệu. Trong khi đó, gỗ rừng tự nhiên trong nước chỉ đáp ứng một phần nhỏ và đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt. Hơn lúc nào hết, muốn phát triển bền vững, các doanh nghiệp chế biến gỗ trong nước cần sớm có kế hoạch chủ động nguồn nguyên liệu lâu dài, bằng cách tạo ra những khu vực rừng trồng, góp phần giảm áp lực phải nhập khẩu, giành thị phần trên trường quốc tế, tăng lợi nhuận, đồng thời bảo vệ môi trường và an toàn sinh thái quốc gia. Điều này thật sự có ý nghĩa khi mà hàng năm cả nước phải bỏ ra hơn 700 triệu USD cho chi phí nhập khẩu gỗ, trong điều kiện nhập siêu cao như hiện nay.
Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành là một doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh gỗ xuất khẩu có quy mô lớn. Sau gần 15 năm hình thành và phát triển, đến nay tập đoàn đã lớn mạnh với 9 đơn vị thành viên. Tại Phú Yên, chúng tôi đã mua lại Nhà máy Ván xốp và Xí nghiệp Chế biến gỗ xuất khẩu trong KCN Hòa Hiệp, đang nhập thêm dây chuyền chế biến gỗ nhằm mở rộng quy mô hoạt động. Đặc biệt, để đáp ứng nguyên liệu gỗ phục vụ cho chế biến, tập đoàn chúng tôi đã thành lập những công ty chuyên trồng rừng, hiện đang triển khai ở nhiều tỉnh như Đắk Lắk, Đăk Nông, Phú Yên. Riêng tại Phú Yên, Công ty CP Trường Thành Xanh đã được UBND tỉnh thỏa thuận diện tích trồng rừng 40.000 ha trải dài trên khắp 8 huyện trong tỉnh. Kế hoạch năm 2008 sẽ trồng mới 3.000 ha. Hiện tại, chúng tôi đang triển khai trồng rừng tại các xã Ea Trol (Sông Hinh), Phước Tân (Sơn Hòa), An Dân (Tuy An). Điều phấn khởi là chính sách trồng rừng của công ty chúng tôi đưa ra đã được sự đồng thuận của các cấp chính quyền và người dân. Đây là điều kiện vô cùng thuận lợi, bảo đảm cho kế hoạch trồng rừng thành công, góp phần cung cấp đủ nguồn nguyên liệu cho tập đoàn và một phần cho bạn đồng ngành trong tương lai.
Theo kinh nghiệm của chúng tôi, để trồng rừng có hiệu quả phải chú trọng thâm canh ngay từ đầu, bằng cách đầu tư đúng mức cho cây giống, có phân bón tan chậm, trồng đúng quy trình kỹ thuật theo thiết kế. Tập đoàn chúng tôi cũng là đơn vị đi tiên phong trong việc ứng dụng kỹ thuật trồng rừng tiên tiến của thế giới, được đầu tư đúng mức, bình quân 17 triệu đồng/ha, gấp 3 lần định mức so với rừng trồng bằng vốn nhà nước. Do vậy, rừng trồng của chúng tôi có khả năng phát triển nhanh gấp 3-5 lần so với rừng trồng lâu nay.
HOÀNG TÙNG
Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Trường Thành Xanh