Anh Hồ Văn Minh là người đầu tiên sử dụng thiết bị sản xuất bánh tráng tự động tại làng nghề bánh tráng truyền thống Đông Bình, xã Hòa An (huyện Phú Hòa). Với kinh phí đầu tư 150 triệu đồng, thiết bị này đã góp phần đáng kể vào giảm chi phí, công lao động, đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm.
Dây chuyền tráng bánh tự động của anh Hồ Văn Minh - Ảnh: H.NAM
Thiết bị này có công suất sản xuất 10.000 sản phẩm mỗi ngày, tăng gấp 10 lần so với lò thủ công. Ngoài ra, thiết bị này còn giảm cả tấn nhiên liệu than củi…
Năm 2005, sau khi tham gia lớp tập huấn về phát triển các làng nghề truyền thống do Hội Nông dân tỉnh Phú Yên tổ chức, anh Minh lặn lội vào TP Hồ Chí Minh đi đến các xưởng cơ khí tìm hiểu về thiết bị dây chuyền tráng bánh tự động. Anh Minh quyết định đầu tư 150 triệu đồng mua một hệ thống dây chuyền tráng bánh tự động. Những vỉ bánh tráng trắng ngần đầu tiên được phơi ra đều đặn về khuông mẫu, trắng tinh về màu sắc. Sản phẩm được người tiêu dùng đánh giá đạt chất lượng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Từ tạo được uy tín trên thị trường, sức tiêu thụ mạnh, nhiều gia đình ở Đông Bình đang có xu hướng đầu tư mô hình sản xuất bánh tráng tự động như anh Minh. Bà Nguyễn Thị Thùng ở Đồng Bình đã mua thiết bị dây chuyền hiện đại này.
Năm 2007 UBND huyện Phú Hòa đầu tư 600 triệu đồng xây dựng hệ thống cấp nước sạch cho làng nghề bánh tráng Đông Bình. Phòng Kinh tế huyện Phú Hòa đã đề nghị Cục Sở hữu trí tuệ Việt
LÊ TRÂM