Giáo dục lễ nghĩa trong gia đình xưa và nay

Giáo dục lễ nghĩa trong gia đình xưa và nay

Giáo dục lễ nghĩa (hay gia lễ) ảnh hưởng sâu sắc tới phẩm cách, cuộc sống của con người Việt Nam. Trong một gia đình có truyền thống đạo đức, gia lễ luôn luôn được tôn trọng hàng đầu, chiếm một vị trí quan trọng trong việc giáo dục con cái.

Giáo dục lễ nghĩa (hay gia lễ) ảnh hưởng sâu sắc tới phẩm cách, cuộc sống của con người Việt Nam . Trong một gia đình có truyền thống đạo đức, gia lễ luôn luôn được tôn trọng hàng đầu, chiếm một vị trí quan trọng trong việc giáo dục con cái.

Gia lễ hiểu đơn giản là những lễ nghi theo tập tục ở một gia đình, thông thường những lễ nghi trong gia đình được thực hiện theo lời giáo huấn truyền khẩu, người đời trước chỉ bảo cho người đời sau. Trong thời gian dài đất nước luôn bị chiến tranh, thực tế cuộc sống con người liên tục thay đổi, sách vở xưa bị mất mát, thất lạc, gần như không còn gia đình nào ghi lại đầy đủ lễ nghi trong gia tộc của mình. Hơn nữa cuộc sống ngày càng phát triển, nhiều nếp sống lạc lõng, phóng túng khác với nếp khuôn phép, lễ nghi của người xưa.

Lễ nghĩa là cách ăn ở cơ bản của người Việt Nam , phải được học vào đầu đời ngay trong gia đình “Tiên học lễ, hậu học văn”. Những điều căn bản về lễ nghĩa phải căn cứ vào khuôn phép của gia lễ và gia giáo truyền thống của gia đình. Mỗi đứa trẻ sinh ra không được nhận thức cơ bản và chín chắn về lễ nghĩa do nhiều gia đình lơi lỏng, thiếu quan tâm, thiếu gia giáo dẫn đến trẻ con lớn lên trong tình trạng thiếu giáo dục và trở nên hư hỏng. Dân tộc ta từ xưa đến nay vẫn tôn trọng lễ giáo, những lễ nghi phù hợp với luân lý trong sinh hoạt giữa cá nhân, gia đình, làng xóm đã đi sâu vào nếp sống mọi người và biến thành những tục lệ cổ truyền mà hầu như gia đình nào cũng tôn trọng… Chính vì thế, xưa hay nay đều cần phải giáo dục và giữ gìn các gia lễ trong gia đình như: thờ phụng tổ tiên, lễ nghi hôn nhân, tang lễ, ngày giỗ, ngày kỵ, những ngày lễ trong gia đình…

Thạc sĩ TRẦN VĂN NHÂN

Từ khóa:

Ý kiến của bạn