Nhà có ôsin

Nhà có ôsin

Cuộc sống bận rộn, vấn đề đầu tiên bạn nghĩ đến khi muốn giải phóng mình khỏi công việc nhà là ôsin, nhưng hóa ra để mua sự nhàn nhã chúng ta phải chịu rất nhiều phiền toái.

Sau những khó khăn của việc tìm ôsin giữa lúc “trăm người làm, vạn người thuê” như hiện nay, sự xuất hiện của một người lạ trong gia đình cũng kéo theo rất nhiều rắc rối.

osin-081014.jpg

Cuộc sống bận rộn, vấn đề đầu tiên bạn nghĩ đến khi muốn giải phóng mình khỏi công việc nhà là ôsin, nhưng đó không phải là điều đơn giản - Ảnh minh họa

Đau đầu nhất là thiết lập khoảng cách như thế nào cho hợp lý để quan hệ giữa các thành viên trong gia đình và ôsin có thể dễ thở. Có nên cho phép ôsin được sử dụng mọi vật dụng trong gia đình? Có nên để họ cùng ăn cơm, cùng hưởng mọi tiện nghi? Có nên qui định về “lời ăn, tiếng nói” của họ? Những việc tưởng đơn giản hóa ra lại phức tạp khi những ngày sống bên nhau càng dài.

Thường nghe câu chuyện về ôsin bao giờ cũng nhuốm dư vị đắng của thân phận, thân phận ôsin, nhưng có làm ông bà chủ mới thấm thía thân phận “ông bà chủ”.

Một phép tính được đưa ra so sánh. Lương ôsin hiện nay, bèo nhất cũng từ một triệu hai đến một triệu rưỡi, đã có cơm ăn áo mặc, mưa không đến mặt, nắng không đến đầu, trong khi lương của nhiều “ông bà chủ” chỉ hơn một triệu, lưng gù vai so lại vì áp lực. 

Trong khi đó, giữa thời ôsin đỏng đảnh, “ông bà chủ” còn phải lo chiều chuộng cho ôsin vừa lòng yên tâm “công tác”. Đừng nói đến chuyện tiền công “một xu không thiếu, một ngày không chậm”, ông bà chủ biết điều là ông bà chủ phóng khoáng, dù trong giao ước không có khoản tiền thưởng nhưng chẳng tháng nào không “tươi rói” thưởng cho ôsin.

Chị bạn tôi kể rằng: Thuê ôsin là chuyện cực chẳng đã khi chị một nách hai con nhỏ, chồng hay phải đi công tác xa. Chọn người để cậy đã khó, chọn người hợp tính nết càng khó. Thuê được người rồi lại còn lo giữ họ, cứ mỗi khi họ xin phép về quê có việc là lại vội “tự kiểm điểm” xem mình có nhỡ miệng câu gì không rồi năn nỉ họ ở lại, năn nỉ họ “về rồi lên”. Nhưng hẹn của ôsin mới xứng đáng là hẹn cao su. Hội chứng ôsin du xuân đã làm méo mặt không biết bao nhiêu gia đình nơi thành phố.

Không phải nhà giàu mới “thừa tiền thuê ôsin”, có nhiều gia đình bắt buộc phải thuê ôsin dù không hề dư dả. Nhà 5-7 tầng bố trí nơi ăn chỗ ở cho ôsin không khó, nhưng nếu nhà tập thể loanh quanh ba bốn chục mét vuông, ôsin - chủ nhà liên tục giáp mặt thì biết bao chuyện có thể xảy ra.  

Canh bạc

Những phiền toái tủn mủn gặm nhấm cuộc sống của nhiều gia đình, việc thuê người giúp việc trở nên mạo hiểm như trò chơi may rủi: “Thật khó chịu khi có một người lạ trong nhà và dù sao cũng không thể tin tưởng họ”, đó là tâm sự của nhiều “ông bà chủ”.

Để “sống chung với ôsin”

   

Sau nhiều lần thay đổi ôsin, cô bạn cùng cơ quan của tôi đã rút ra kinh nghiệm: Muốn sắp xếp, lo liệu đưa ôsin vào nội quy gia đình thì phải làm ngay từ khi họ bước chân vào cửa nhà mình. Trước đó, vì có con nhỏ, chị không tiếc gì để chiều chuộng ôsin, chỉ cần họ đồng ý tiếp tục “gia hạn” hợp đồng. Quá trớn đến mức cô bé ôsin hễ “không vừa ý” là dằn dỗi, ngúng nguẩy xin về.  

Lần này ôsin chị chọn là một bác lớn tuổi, người đủ chín chắn và hiểu biết, chị nghĩ thế. Cuộc cách mạng thiết lập một khoảng cách giữa ôsin và các thành viên trong gia đình được chị khởi động với bản điều khoản rõ ràng dành cho bác giúp việc. Thứ nhất, ăn ngủ riêng. Chị sắm cho bác ấy một chiếc nồi cơm điện cá nhân để khỏi lo ăn trước ăn sau, cơm thừa canh cặn hắt hủi gì. Gạo chị cũng lo cho bác ấy thùng riêng để dễ bề quản lý.

Khi cả nhà sum họp sau một ngày công sở, đề nghị bác giúp việc “vắng mặt”, những chuyện riêng tư, nếu không được tham vấn thì bác đừng có “xía” vào… Ở được 3 tháng, bác giúp việc lại xin thôi. Chị băn khoăn nghĩ, không biết tại sao mình tử tế thế mà không ôsin nào ở được lâu? Sau này nghe người quen nói lại, bác bảo: “Nhà chị không có tình người”!

Theo DTO

Từ khóa:

Ý kiến của bạn