Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) quyết định trao giải thưởng Kalinga 2009 cho giáo sư Trịnh Xuân Thuận, một nhà vật lý thiên văn người Mỹ gốc Việt.
Giáo sư, tiến sĩ vật lý thiên văn Trịnh Xuân Thuận. Ảnh: virginia.edu.
Kalinga là giải thưởng thường niên dành cho những người có công phổ biến kiến thức khoa học tới công chúng. Giáo sư Trịnh Xuân Thuận cùng chia sẻ giải thưởng Kalinga 2009 với giáo sư Yash Pal - một nhà khoa học Ấn Độ. UNESCO đã trao giải thưởng cho hai ông tại Diễn đàn khoa học thế giới ở thủ đô Budapest của Hungary hôm 5/11.
Liên Hợp Quốc đánh giá: "Trịnh Xuân Thuận là nhà vật lý thiên văn nổi tiếng thế giới, người từng phát hiện thiên hà trẻ nhất vào năm 2004. Ông đã viết hơn 200 bài báo khoa học về các thiên hà và xuất bản nhiều cuốn sách. Trong số những tác phẩm của ông có một cuốn sách minh họa lịch sử của Vụ nổ lớn (Big Bang) khai sinh ra vũ trụ".
Giáo sư Trịnh Xuân Thuận sinh ra tại Hà Nội vào năm 1948. Ngay từ khi còn nhỏ ông đã tỏ ra đam mê thiên văn. Ông thông minh và ham học nên học giỏi đều cả văn học và các môn tự nhiên. Các tác phẩm khoa học của ông sau này không hề khô khan chút nào đối với độc giả.
Sau khi tốt nghiệp phổ thông trung học tại trường Jean Jacques Rousseau ở Sài Gòn (nay là trường PTTH Lê Quý Đôn, thành phố Hồ Chí Minh) vào năm 1966, Trịnh Xuân Thuận sang Thụy Sỹ để học ngành vật lý. Sau một năm, dù chưa thạo tiếng Anh, ông giành được học bổng lên thẳng năm thứ hai của ba trường đại học danh tiếng bậc nhất nước Mỹ: Viện Công nghệ
Trịnh Xuân Thuận học tại Viện Công nghệ California từ năm 1967 tới 1970, rồi lại học ở Đại học Princeton từ năm 1970 tới 1974. Ông bảo vệ luận án tiến sĩ tại Đại học Princeton rồi giảng dạy vật lý thiên văn tại Đại học
Vị giáo sư 61 tuổi quan tâm tới các thiên hà và lịch sử hình thành của chúng. Những nghiên cứu của ông tập trung vào việc tìm hiểu quá trình tiến hóa của các thiên hà và cấu tạo hóa học của vũ trụ. Tháng 8/2004, ông về thăm Việt
Theo VNE