Tạp chí Time của Mỹ vừa công bố danh sách 50 phát minh ấn tượng có tiềm năng thay đổi cuộc sống nhất của năm 2008. Bộ nhớ cho dòng điện memristor, máy tính nhanh nhất thế giới, gửi e-mail từ vũ trụ... nằm trong những phát minh độc đáo nhất liên quan đến công nghệ số.
Internet từ quỹ đạo: Bạn sớm gửi nhận email, duyệt web từ ngoài quỹ đạo trái đất qua giao thức truyền dữ liệu đặc biệt đang được phát triển. Để duy trì liên lạc ổn định trong quỹ đạo không hề dễ dàng, do đó giao thức Internet “ngoài quỹ đạo” phải được phát triển làm sao để hạn chế tối đa sự chậm trễ và đứt kết nối. Tháng 9 vừa qua, vệ tinh đầu tiên hỗ trợ loại hình Internet này đã thử nghiệm gửi ảnh Mũi Hảo Vọng về trái đất.
Một góc siêu máy tính Roadrunner của IBM |
Máy tính nhanh nhất thế giới: IBM và Phòng thí nghiệm quốc gia
Memristor: Người ta vẫn chỉ biết đến ba thành phần trong mạch điện là điện trở (resistor), cảm điện (inductor) và điện dung (capacitor) từ những năm 1971 về trước. Nhưng mãi đến 37 năm sau các nhà khoa học mới tạo ra được memristor thực sự. Ứng dụng trong IT? Máy tính sẽ bật lên tức thời như bóng điện mà không cần tốn thời gian khởi động. Memristor là từ ghép của “điện trở có bộ nhớ”, memristor là các điện trở có khả năng tăng giảm trở kháng tuỳ theo nhu cầu.
Memristor – điện trở có bộ nhớ
Spore: Là trò chơi điện tử duy nhất được xếp hạng “phát minh”, nhờ cách lối chơi cực kỳ độc đáo: người chơi trở thành “đấng sáng tạo”, nó cung cấp rất nhiều bộ công cụ mạnh mẽ cho phép bạn tự tay thiết kế và chăm sóc cho sự tiến hóa của cả một giống nòi từ thời kỳ đơn bào đến một nền văn minh có khả năng du lịch ngoài không gian, trong suốt hàng triệu năm lịch sử.
Trò chơi điện tử Spore |
Internet ở mọi nơi: Tháng 9 vừa qua, vài hãng công nghệ lớn trong đó có Cisco và Sun long trọng ký kết thành lập Smart Objects Alliance (Liên minh vật dụng thông minh), hứa hẹn hợp tác thiết kế một Internet kiểu mới cho phép vật dụng nhận biết và tương tác với nhau thông qua cảm biến: từ đồ dân dụng, sản phẩm trong nhà máy, tới xe cộ đi trên đường – có thể liên lạc với nhau như cách con người giao tiếp qua mạng Internet.
Vận dụng nhận biết và tương tác thông qua cảm biến
Trung tâm dữ liệu nổi của Google: Các kỹ sư của Google đã tìm ra phương án giải quyết: xây dựng trung tâm dữ liệu nổi trên biển. Theo đơn đăng ký bảo hộ sản phẩm của hãng, “tòa nhà” này sẽ dùng tua bin gió và năng lượng sóng để tự cấp điện. Nước biển sẽ đảm nhận nhiệm vụ làm mát, giúp giảm tải năng lượng chạy máy điều hòa. Hơn nữa, mặt nước biển sẽ không bị đánh thuế như đất liền! So với chi phí tốn kém tại các trung tâm dữ liệu khổng lồ, tốn chỗ, ngốn điện – lượng điện năng.
Máy ảnh dành cho người mù: Nghe có vẻ nghịch lý, nhưng máy ảnh Touch Sight cho phép người khiếm thị cũng có thể chụp ảnh. Người chụp cần giữ máy ảnh trước trán khi chụp, màn hình có khả năng hiển thị các chấm chữ nổi Braille sẽ tái hiện lại cảnh vật xung quanh mình dưới dạng người khiếm thị hiểu được.
NGỌC THẮNG (tổng hợp)