Tình trạng ô nhiễm môi trường đã và đang diễn ra với nhiều mức độ, tác hại khác nhau, hiện là một trong những vấn đề lớn của toàn cầu.
Xây dựng hầm biogas
Muốn xây dựng một xã hội văn minh, tốt đẹp lâu dài thì xã hội đó phải phát triển bền vững, nghĩa là phát triển đồng thời cả ba mặt: kinh tế, xã hội và môi trường. Cho nên, xu hướng mới trong tương lai là bất cứ một hoạt động nào diễn ra trong xã hội, dù nhỏ hay lớn đều phải thân thiện với môi trường.
Trong lĩnh vực nông nghiệp - phát triển nông thôn, các hoạt động sản xuất, nuôi trồng, vận chuyển, chế biến, bảo quản và tiêu thụ nông, lâm, thủy sản muốn đạt được hiệu quả lâu dài cũng phải bằng những phương pháp, quy trình, công nghệ, thiết bị thân thiện với môi trường. Trong đó, có một mô hình hay, càng áp dụng càng có lợi và góp phần đặc biệt cho phát triển bền vững là mô hình xử lý chất thải động vật bằêng công nghệ tạo khí sinh học (biogas) thân thiện với môi trường.
Nhiều năm trước, do nhận thức còn hạn chế, người dân nông thôn chưa biết cách xử lý phân gia súc gia cầm (trâu, bò, heo, gà, vịt…); có nơi kể cả phân người cũng không có cách xử lý. Điều này đã gây ra tình trạng ô nhiễm phân khá nghiêm trọng, vừa mất vệ sinh, dễ phát sinh, lây lan dịch bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe, sức lao động, vừa làm mất mỹ quan, môi trường nơi thôn xóm. Có rất nhiều vụ cãi vã, xích mích ở nông thôn chỉ vì nạn ô nhiễm phân.
Vào đầu năm 1990, tuy một số nơi trong nước và trong tỉnh Phú Yên đã ứng dụng công nghệ tạo biogas, nhưng phần lớn số hầm xây xong không duy trì lâu, không có gas hoặc nếu có gas thì cũng quá ít. Do đó, người dân không mạnh dạn xây hầm biogas. Sau đó, dự án năng suất xanh được triển khai, trong đó có mô hình xây hầm biogas theo công nghệ của Đức và Thái Lan, có sự cộng tác của tổ chức quốc tế
Mô hình hầm biogas xử lý phân rất hoàn hảo, nên các gia đình an tâm phát triển đàn heo của mình. Biogas sinh ra rất dồi dào, đủ cung cấp cho hai bếp gas: một bếp nấu ăn cho gia đình, một bếp nấu thức ăn cho trên 10 con heo (loại hầm biogas 5 khối). Tính ra, hàng tháng gia đình nuôi heo có thể tiết kiệm trên 400.000 đồng tiền mua nhiên liệu.
Hầm biogas |
Việc ứng dụng thành công mô hình xây hầm biogas đã tạo được niềm tin để sau đó tiếp tục phổ biến, vận động bà con xây thêm nhiều hầm biogas trong khuôn khổ dự án; tạo điều kiện thuận lợi để đạt được mục tiêu lâu dài của dự án là nhân rộng các mô hình năng suất xanh. Cụ thể, sau khi dự án thành công và được nghiệm thu, phòng kinh tế của các huyện, thành phố trong tỉnh đều có văn bản gởi về Sở Khoa học - Công nghệ xin được áp dụng các mô hình năng suất xanh, trong đó có mô hình hầm biogas theo công nghệ của Đức và Thái Lan. Đến nay, hàng trăm hộ dân trong tỉnh đã hưởng ứng và xây hầm biogas.
Công nghệ tạo biogas được ứng dụng thành công song đến nay, số lượng hầm biogas trên địa bàn Phú Yên vẫn còn quá khiêm tốn. Do đó, cần phổ biến sâu rộng hơn nữa mô hình này và không ngừng khai thác các công nghệ liên quan đến sản xuất và sử dụng biogas với quy mô ngày càng lớn để nâng cao hiệu quả của mô hình.q
ĐÀO TỨ XUYÊN
Phó Giám đốc Sở Khoa học - Công nghệ Phú Yên