Chiều qua (28/11), Quốc hội đã chính thức phê chuẩn Nghị định thư gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) của Việt Nam với đa số phiếu tán thành (444 đại biểu, chiếm 90,24%). Như vậy, quá trình gia nhập WTO của Việt
Trước đó, tại phiên họp toàn thể sáng 28/11, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã trình bày Tờ trình đề nghị Quốc hội phê chuẩn Nghị định thư gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Tiếp theo, Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển trình bày Báo cáo về kết quả đàm phán gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới của Việt Nam. Chủ nhiệm Ủy ban đối ngoại của Quốc hội Vũ Mão trình bày Báo cáo thẩm tra Tờ trình đề nghị Quốc hội phê chuẩn việc Việt
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đọc Tờ trình đề nghị Quốc hội phê chuẩn Nghị định thư gia nhập WTO của Việt
Tờ trình của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết nêu rõ: “Sự kiện Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của WTO đánh dấu mốc quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, một ghi nhận tầm quốc tế về thành công trong sự nghiệp đổi mới kinh tế của Việt Nam”. Tờ trình cũng nêu bật rằng: Nghị định thư có nội dung rất cụ thể, phạm vi điều chỉnh rộng, được Việt Nam và WTO thoả thuận theo các quy tắc và tiêu chuẩn thương mại quốc tế, có ghi nhận quyền được ưu đãi của Việt Nam với tư cách là một nước đang phát triển trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Nghị định thư bao gồm biểu cam kết về hàng hóa, biểu cam kết về thương mại, dịch vụ và Báo cáo của Ban Công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO đính kèm. Trong Nghị định thư nêu rõ: “Nghị định thư này sẽ có hiệu lực vào ngày thứ ba mươi sau ngày nước Cộng hòa XHCN Việt
Theo VOV, tổng kết trước Quốc hội về các phiên chất vấn của các thành viên Chính phủ chiều 27/11, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, nhìn chung các phiên hỏi và trả lời chất vấn diễn ra trong không khí sôi nổi, thẳng thắn với tinh thần xây dựng, thể hiện trách nhiệm của các vị đại biểu Quốc hội và người đứng đầu cơ quan Nhà nước trước việc chung của đất nước. Người chất vấn và người trả lời đều có những cố gắng trên tinh thần hợp tác, chân thành, xây dựng. Nhiều đại biểu đã nêu được những vấn đề được nhân dân cả nước quan tâm, chỉ rõ các nội dung thuộc phạm vi của các Bộ, các ngành. Tuy nhiên, theo phản ánh của nhiều báo, phần trả lời chất vấn của Chánh án TAND tối cao Nguyễn Văn Hiện đã không thỏa mãn được các đại biểu chất vấn và nhiều đại biểu đã đề nghị Quốc hội ra Nghị quyết về phần trả lời chất vấn của Chánh án TAND tối cao.
Trước khi biểu quyết thông qua Nghị định thư với số phiếu tán thành khá cao như đã nêu trên, các đại biểu Quốc hội cũng đã có nhiều ý kiến thảo luận. Đa số các đại biểu cho rằng: Nghị định thư chứa đựng nhiều cam kết pháp lý quan trọng của Nhà nước ta trên các lĩnh vực thương mại, hàng hóa, thương mại dịch vụ, sở hữu trí tuệ và đầu tư. Việc thực hiện thành công Nghị định thư sẽ có tác động sâu sắc và lâu dài đến đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng của đất nước. Điều đó đòi hỏi sự chuẩn bị thực thi phải chu đáo, chặt chẽ nhằm tranh thủ tối đa các thời cơ, thuận lợi và hạn chế các thách thức, khó khăn nhằm bảo đảm các lợi ích của Nhà nước và nghĩa vụ thành viên WTO. Các đại biểu cũng đề cập tới công tác thông tin, tuyên truyền về việc gia nhập WTO; đánh giá cao vai trò quan trọng của thông tin, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của toàn dân về những cơ hội cũng như thách thức, khó khăn và thuận lợi để tạo sự đồng thuận trong xã hội. Chính phủ cần tổ chức các khóa đào tạo cho cán bộ, công chức về kiến thức hội nhập. Các bộ, ngành có kế hoạch triển khai công tác thông tin, tuyên truyền để nhân dân, đặc biệt là hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước và cộng đồng doanh nghiệp nắm vững nội dung cam kết với WTO.
Kết thúc phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng phát biểu ý kiến nhấn mạnh: Việc nước ta gia nhập WTO là một sự kiện có ý nghĩa chính trị, kinh tế, xã hội quan trọng, khẳng định vị thế đất nước ta, dân tộc ta đối với cộng đồng quốc tế. Chủ tịch cũng nêu rõ những cơ hội, thách thức khi Việt
Hôm nay (29/11), Quốc hội họp phiên bế mạc kỳ họp thứ 10.
KHƯƠNG NGUYÊN (tổng hợp)