Cách đây 65 năm, có một “anh bộ đội Cụ Hồ” người Hy Lạp, đã từng sát cánh với nhân dân ta chống Pháp, lập nhiều thành tích xuất sắc. Nhưng mãi gần đây, đầu năm 2011, nhân dân cả nước mới được biết về ông, do có sự kiện ngày 7/1/2011, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã đích thân trao Huân chương Hữu nghị cho ông tại Phủ Chủ tịch. Và hai ngày sau, Chủ tịch nước đã ký quyết định cho phép ông nhập quốc tịch Việt
Cựu chiến binh Kastas Sarantidis và nhà báo Đặng Minh Phương (Ảnh do tác giả cung cấp) |
Năm 1941, Hy Lạp bị phát xít Đức chiếm đóng. Kostas Sarantidis bị bắt sang làm lao động khổ sai ở Đức. Đức bại trận, ở tuổi 19, ông bị sung vào một đơn vị lính lê dương Pháp và bị đưa sang Đông Dương để “giải giáp quân đội Nhật”.
Đến Việt Nam, ngay từ lúc ở Vũng Tàu cho đến Sài Gòn rồi Phan Thiết, nơi nào ông cũng thấy nhân dân Việt Nam bị người Pháp đối xử như nô lệ. Ở đồn Mũi Né, Phan Thiết, ông gặp một người tù Việt Minh là Lê Trung Biền và nữ điệp viên Ly Ly (Mai Lê). Ông đã tìm cách giải thoát 25 người tù bị giam ở Mũi Né và cùng họ thoát ra vùng tự do vào ngày 4/6/1946, gần tròn 4 tháng kể từ ngày ông đổ bộ lên Sài Gòn 6/2/1946.
Ngay sau đó, ông tham gia lực lượng vũ trang kháng chiến và trở thành “anh bộ đội Cụ Hồ” ở một đơn vị vũ trang chính quy. Đồng chí Vi Dân, Chi đoàn trưởng đoàn quân
Ông đã cùng đồng đội chiến đấu trên nhiều mặt trận ở Liên khu 5, từ cực Nam Trung Bộ đến Tây Nguyên, Quảng Nam - Đà Nẵng. Ngày 13/4/1948, làm xạ thủ trung liên 12,7 ly, ông đã cùng đồng đội trong Tiểu đoàn 39 tiêu diệt hàng trăm tên lính lê dương, bẻ gãy cuộc càn quét của địch. Ngày 6/11/1948, ông cùng đồng đội bắn rơi máy bay địch gần ga Phú Cang, Quảng
Nguyễn Văn Lập cũng từng được giao nhiệm vụ làm Tổng giám thị Trại tù binh số 3, giam tù binh Âu Phi. Biết các thứ tiếng Hy Lạp, Pháp, Ý, Đức, Tây Ban Nha, ông đã trực tiếp giáo dục, thu phục được nhiều tù binh với hàng chục quốc tịch khác nhau mà Pháp đưa sang Việt
Sau hiệp nghị Giơ-ne-vơ 1954, tập kết ra miền Bắc, là một đảng viên được tôi luyện trong chiến tranh, có trình độ giác ngộ cách mạng sâu sắc, Nguyễn Văn Lập đã đem hết sức mình làm bất cứ công việc gì mà Đảng giao phó, từ việc tham gia cải cách ruộng đất, chống đói, đến phục vụ sân bay Gia Lâm, đóng phim… Có những bộ phim ông đóng đến bốn vai: lúc thì làm lính, lúc làm sĩ quan, lúc làm phi công… Một thời gian, ông đi lái xe tải cho các mỏ than, thiếc ở Na Dương, Cao Bằng và cuối cùng là làm phiên dịch tiếng Đức cho các chuyên gia Cộng hòa dân chủ Đức sang giúp Nhà máy in Tiến Bộ, Hà Nội.
Cho đến năm 1965, ông cùng người vợ Việt Nam và các con trở về Hy Lạp. Với bằng lái xe được cấp ở Việt Nam, ông làm tài xế trong hoàn cảnh vô cùng vất vả để nuôi gia đình. Bốn đứa con ông sinh ở Việt
Sống ở nơi chôn nhau cắt rốn, ông vẫn luôn luôn nhớ đến Việt
Ở Hy Lạp, ông đã viết cuốn sách Vì sao tôi theo Việt Minh, tự mình đi khắp thủ đô A-ten vận động Việt kiều và bà con Hy Lạp mua sách. Ông đã gửi 2.700 EURO (hơn 8 triệu đồng Việt
Ông đã nhiều lần trở lại Việt Nam, khi thì tháp tùng Tổng thống Hy Lạp sang Hà Nội, khi thì đi dự đại hội chiến sĩ thi đua, đại hội Việt kiều, dự lễ phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang cho Trung đoàn 803 mà ông là một chiến sĩ, một sĩ quan của trung đoàn.
Ông đã phát biểu trong một cuộc họp có đông người dự ở Việt Nam: “Tôi thích được gọi là Nguyễn Văn Lập, bởi cái tên ấy gắn liền với những kỷ niệm không thể nào quên với nước Việt Nam của Cụ Hồ. Các bạn Việt Nam đã giúp tôi hiểu thế nào là “độc lập tự do”. Tôi cảm ơn Đảng Cộng sản Việt
Ngày được nhận quốc tịch Việt
Năm 2011, trở lại Việt Nam, ở tuổi 84, người đảng viên cộng sản kiên định lý tưởng mình theo đuổi đã trả lời câu hỏi của bạn bè về những hoạt động giúp đỡ Việt Nam ở Hy Lạp: “Còn sống ngày nào là tôi còn nghĩ, còn trách nhiệm đối với Việt Nam”.
ĐẶNG MINH PHƯƠNG