Thứ Ba, 01/10/2024 16:33 CH
Chính ủy, chính trị viên là chỗ dựa vững chắc để người chỉ huy thực hiện tốt chức trách của mình
Thứ Sáu, 29/09/2006 08:30 SA

060929-thien.jpgCùng với toàn quân, từ ngày 19-5-2006, lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh Phú Yên thực hiện Nghị  quyết 51 của Bộ Chính trị về chế độ một người chỉ huy gắn với thực hiện chế độ chính ủy, chính trị viên trong quân đội nhân dân Việt Nam. Theo đó, ở Bộ Chỉ huy quân sự (CHQS) tỉnh, Trường Quân sự địa phương và Trung đoàn 888 có Chính ủy; các cơ quan, đơn vị khác có Chính trị viên. Đại tá Nguyễn Văn Thiện - Chính ủy Bộ CHQS tỉnh đã trao đổi với Báo Phú Yên về cơ chế này:

 

* Sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp, toàn diện của Đảng đối với quân đội ta là đúng. Vậy tại sao đến năm 1982 lại bỏ đi cơ chế này, thực hiện chế độ một người chỉ huy có cấp phó chính trị?

 

Ngày 22-12-1944, theo chỉ thị của Bác Hồ, đồng chí Võ Nguyên Giáp thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, đội quân chủ lực đầu tiên của quân đội ta. Đội có chi bộ Đảng lãnh đạo. Bên cạnh đội trưởng có chính trị viên. Thời kỳ thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, bên cạnh người chỉ huy có chính trị viên từ cấp trung đội đến trung đoàn, ở cấp Khu có chính trị ủy viên. Thời kỳ toàn quốc kháng chiến, mối quan hệ giữa người chỉ huy và chính trị các cấp cũng được xác định rõ là cùng chịu trách nhiệm về quân sự. Đến năm 1948, bỏ hệ thống cấp ủy Đảng từ trung ương quân ủy đến trung đoàn ủy, lập chế độ Chính ủy tối hậu quyết định. (Chế độ này chỉ tồn tại trên thực tế đến cuối năm 1949). Cơ chế hoàn chỉnh suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ đối với LLVT là cấp ủy lãnh đạo, người chỉ huy và chính ủy, chính trị viên phân công phụ trách.

- Đây là một sai lầm do học tập máy móc, rập khuôn theo kinh nghiệm của quân đội bạn. Nhưng Đảng ta không che giấu sai lầm khuyết điểm mà dám nhìn thẳng vào sự thật và kiên quyết sửa sai. Ngày 4-7-1985, Bộ Chính trị (khóa V) đã ra Nghị quyết số 27 khôi phục lại tổ chức Đảng trong quân đội theo hệ thống dọc từ Đảng ủy quân sự Trung ương đến cơ sở. Và lần này, Nghị quyết 51 của Bộ Chính trị (khóa IX) khôi phục lại chế độ chính ủy, chính trị viên bên cạnh chế độ một người chỉ huy, nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội, tăng cường hiệu lực công tác Đảng, công tác chính trị và hiệu lực người chỉ huy, bảo đảm cho quân đội ta luôn là lực lượng chính trị, lực lượng chiến đấu trung thành, tin cậy bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ nhân dân, hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ trong mọi tình huống.

 

* Đại tá đánh giá như thế  nào việc sau gần 5 tháng thực hiện cơ chế vận hành gồm hệ thống Đảng ủy, hệ thống người chỉ huy, hệ thống chính ủy, chính trị trong LLVT tỉnh?

 

- Không chỉ ở Bộ Chỉ huy mà ở các đơn vị trực thuộc và cấp cơ sở  đều đã phát huy tốt mối quan hệ giữa người chỉ huy và chính ủy, chính trị. Việc  lãnh đạo, chỉ huy, tổ chức  thực hiện nhiệm vụ chính trị khá đồng bộ. Không có biểu hiện người chỉ huy coi thường chính ủy, chính trị viên và ngược lại mà tôn trọng nhau vì mục tiêu xây dựng tổ chức Đảng trong sạch vững mạnh, đơn vị vững mạnh toàn diện.

 

Nguồn gốc chế độ chính ủy xuất phát từ nước Nga Xôviết. Lúc đó, những người chỉ huy các đơn vị quân đội của nước Nga, trừ một số ít xuất thân từ công nông, còn phần lớn nguyên là sỹ quan quân đội Nga hoàng. Trong điều kiện ấy, Lênin điều động hàng ngàn đảng viên Bônsêvích vào nắm quân đội. Đó là những Chính ủy với tư cách là đại diện Đảng Cộng sản bên cạnh người chỉ huy. Trách nhiệm của Chính ủy là tuyên truyền giáo dục đường lối chính sách của Đảng Cộng sản, cải tạo bản chất các đơn vị quân đội và hải quân cũ thành Hồng quân công nông, bảo đảm sự trung thành tuyệt đội của các đơn vị quân đội đối với Đảng Cộng sản và chính quyền Xôviết. Chính ủy  được giao quyền hạn tối hậu quyết định. Mọi mệnh lệnh không có sự phê chuẩn của chính ủy là không được thi hành.

* Theo đại tá, việc thực hiện nhiệm vụ công tác Đảng, công tác chính trị của chính ủy, chính trị viên hiện nay có gì khác so với trước đây?

 

- Khác nhiều chứ. Trước đây, quan hệ giữa phó chỉ huy trưởng về chính trị với chỉ huy trưởng là quan hệ phục tùng, còn hiện nay là ngang nhau. Chính ủy, chính trị viên là người chủ trì về chính trị (tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước cho đúng), là chỗ dựa vững chắc cho người chỉ huy phát huy chức trách của mình, cùng với người chỉ huy thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao. Ngoài vị trí được nâng lên, trách nhiệm  của chính ủy, chính trị viên vì vậy cũng cao hơn và nặng nề hơn.

 

* Ngoài  chức vụ chính ủy, sắp tới còn có chức vụ phó chính ủy ở cấp bộ chỉ huy. Vị trí vai trò của người này như thế nào?

 

- Đây là cấp phó, người giúp việc cho chính ủy cũng giống như  phó chỉ huy trưởng - tham mưu trưởng, giúp việc cho chỉ huy trưởng.

 

* Xin cám ơn đại tá!

 

XUÂN HIẾU (thực hiện)

BÌNH LUẬN
Mã xác nhận:



Nhập mã:

LIÊN KẾT
Báo Phú Yên Online - Địa chỉ: https://baophuyen.vn
Cơ quan chủ quản: Tỉnh ủy Phú Yên - Giấy phép hoạt động báo chí số 681/GP-BTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 21/10/2021
Tổng biên tập: Nguyễn Khánh Minh
Tòa soạn: 62 Lê Duẩn, phường 7, TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên
Điện thoại: (0257) 3841519 - (0257) 3842488 , Fax: 0257.3841275 - Email: toasoandientu@baophuyen.vn
Trang chủ | Toà soạn | Quảng cáo | Đặt báo | Liên hệ
Bản quyền 2005 thuộc Báo Phú Yên Online
Thiết kế bởi nTek