Bài học về đại đoàn kết toàn dân tộc trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp

Bài học về đại đoàn kết toàn dân tộc trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp

Năm nay chúng ta kỷ niệm lần thứ 63 Ngày toàn quốc kháng chiến (19/12/1946 – 19/12/2009) trong lúc nhân dân tỉnh ta đã cùng nhân dân cả nước vượt qua biết bao khó khăn do thiên tai bão lũ và ảnh hưởng xấu của cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế thế giới để trụ vững, làm tiền đề cho sự phát triển của các năm tiếp sau.

Năm nay chúng ta kỷ niệm lần thứ 63 Ngày toàn quốc kháng chiến (19/12/1946 – 19/12/2009) trong lúc nhân dân tỉnh ta đã cùng nhân dân cả nước vượt qua biết bao khó khăn do thiên tai bão lũ và ảnh hưởng xấu của cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế thế giới để trụ vững, làm tiền đề cho sự phát triển của các năm tiếp sau.

khang-chien.091218.jpg

Loa phóng thanh phát Lệnh toàn quốc kháng chiến – Nguồn: VOV

Cũng trong những ngày cuối năm này, cả nước cũng như tỉnh ta, đã tiến hành nhiều hoạt động nhằm củng cố và mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân tộc như tổ chức “Hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài” tại Hà Nội, tổ chức Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở Trung ương và các tỉnh, thành, tổ chức “Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số”... Qua các phương tiện thông tin đại chúng, đồng bào tỉnh ta đã chăm chú theo dõi “Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Phú Yên” năm 2009, vô cùng trân trọng những đóng góp to lớn của hơn 5 vạn đồng bào các dân tộc thiểu số sống trên địa bàn tỉnh nhà trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ xâm lược và trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ xây dựng cuộc sống mới. Còn nhớ, cách đây 63 năm, trước ngày toàn quốc kháng chiến, ngày 19 tháng 4 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư tới Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam (họp tại Plâycu – Gia Lai) với những lời lẽ thắm thiết về mối tình đại đoàn kết toàn dân tộc:

... “Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia-rai hay Ê-đê, Xê Đăng hay Ba-na và các dân tộc thiểu số khác, đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau.

.... Vậy nên tất cả các dân tộc chúng ta phải đoàn kết chặt chẽ để giữ gìn non nước ta...

Sông có thể cạn, núi có thể mòn, nhưng lòng đoàn kết của chúng ta không bao giờ giảm bớt...”

Như chúng ta đã biết, với dã tâm cướp nước ta, bắt dân ta làm nô lệ cho chúng một lần nữa, ngay sau khi Nhật đầu hàng đồng minh, Chính phủ Pháp đã ra lệnh cho đội quân viễn chinh lên đường gấp sang Đông Dương. Dù Đảng và Nhà nước ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tìm mọi cách cứu vãn nền hòa bình; nhưng bọn thực dân Pháp tưởng rằng với sức mạnh quân sự to lớn, chúng chỉ cần 2 tuần là cướp được nước ta, nên chúng càng ngày càng lấn tới. Từ ngày 23/9/1945, nhân dân Sài Gòn – Gia Định và các tỉnh Nam bộ vừa hưởng độc lập, tự do chưa tròn tháng, đã phải đứng lên cầm súng chống cuộc xâm lược lần thứ hai của thực dân Pháp.

Tiếp đó, sau khi có thêm viện binh từ Pháp sang, từ cuối năm 1946 quân Pháp liên tiếp gây xung đột với các lực lượng vũ trang ta ở Hải Phòng, Hà Nội. Láo xược hơn, ngày 18/12/1946 chúng gửi tối hậu thư đòi chính phủ ta giao quyền kiểm soát Hà Nội cho chúng. Nhân dân ta buộc phải đứng lên cầm vũ khí để bảo vệ nền độc lập, tự do của mình.

Rạng sáng ngày 20/12/1946 lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chủ tịch vang vọng non sông đất nước. Lời kêu gọi của Bác vẻn vẹn chỉ có 198 từ, nhưng đã vạch trần dã tâm xâm lược của thực dân Pháp, nêu lên ý chí sắt đá của dân tộc ta “thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô nệ”. Đồng thời Lời kêu gọi cũng nêu lên yếu tố quan trọng nhất để đi đến thắng lợi cuối cùng. Đó là sức mạnh của toàn dân, của tinh thần cố kết toàn dân tộc. Lời kêu gọi có đoạn: “Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc, hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp, cứu Tổ quốc...”. Hưởng ứng lời kêu gọi kháng chiến toàn dân, toàn diện của Bác, nhân dân ta từ cụ bạch đầu quân đến các cháu thiếu niên nhi đồng đã đồng tâm, hiệp lực “tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng” nên cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược lần II của dân tộc đã chuyển từ yếu lên mạnh và đi đến thắng lợi cuối cùng năm 1954.

Trong lịch sử dân tộc, sau ba lần chiến thắng giặc Nguyên – Mông (thế kỷ XIII), người anh hùng dân tộc Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn đã đúc kết nguyên nhân của chiến thắng là: Vua tôi đồng lòng, anh em hòa mục, cả nước đấu sức lại mà đánh nên đã giành đại thắng. Còn sau khi cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận định: “Nhân dân ta đã kết thành một khối rắn như đá, vững như đồng... Nhờ sự đoàn kết chặt chẽ và anh dũng hy sinh của quân và dân ta, chúng ta đã đại thắng”.

Ngày nay, trong sự nghiệp đổi mới, cùng với những thời cơ, thuận lợi, nhân dân ta đang đứng trước những khó khăn, thách thức to lớn (từ bên ngoài và ngay sự yếu kém của bản thân), thì bài học lịch sử cả nước một lòng, toàn dân đánh giặc “đoàn kết rắn như đá, vững như đồng” trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thật sự có giá trị to lớn, cổ vũ chúng ta vững bước tiến lên.

BẰNG TÍN

Từ khóa:

Ý kiến của bạn