Bắt đầu từ
- Nghị quyết 51/NQ – TW của Bộ Chính trị xác định người chỉ huy, chính uỷ, chính trị viên được Đảng, Nhà nước và quân đội giao cho những quyền hạn trong phạm vi chức trách và chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Đảng. Nói một cách cụ thể, đó là sự phân công, phân nhiệm rõ ràng giữa người chỉ huy và chính uỷ, chính trị viên. Người chỉ huy chịu trách nhiệm về quân sự, kỹ thuật, hậu cần, sẵn sàng chiến đấu. Chính uỷ, chính trị viên là người chủ trì về chính trị, chịu trách nhiệm trước cấp trên và cấp uỷ mình về toàn bộ hoạt động công tác Đảng, công tác chính trị trong đơn vị, có trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo, tổ chức tiến hành các nội dung công tác theo chức trách nhiệm vụ; tham gia xây dựng, tổ chức thực hiện các kế hoạch công tác chung của đơn vị.
Quan hệ giữa chính uỷ, chính trị viên với người chỉ huy là quan hệ phối hợp công tác. Hai bên phải thường xuyên chủ động quan hệ chặt chẽ với nhau trên tinh thần đoàn kết, thống nhất, tin cậy, tôn trọng, giúp đỡ lẫn nhau trong thực hiện nhiệm vụ, xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện.
* Thưa chính uỷ, để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới, chính uỷ, chính trị viên cần có những năng lực, phẩm chất và tác phong công tác như thế nào?
- Là người đứng đầu tổ chức Đảng, chính uỷ, chính trị viên trước hết phải tiêu biểu về giác ngộ chính trị. Sự giác ngộ đó phải đạt đến độ hình thành bản lĩnh chính trị vững vàng trước những thăng trầm của cách mạng, sự tuyên truyền chống phá của kẻ thù, những tác động tiêu cực từ mặt trái của nền kinh tế thị trường… Chính uỷ, chính trị viên còn là người gương mẫu trong đạo đức, lối sống và tác phong công tác, có kiến thức vững vàng, có năng lực tổ chức, phát huy tinh thần tập trung dân chủ, tập trung trí tuệ xây dựng đơn vị thành một khối đại đoàn kết. Có thể nói đây là nhà giáo dục, tuyên truyền trong quân đội, chăm lo bồi dưỡng xây dựng bản lĩnh chính trị, đạo đức cách mạng, truyền thống của quân đội, đơn vị cho cán bộ, chiến sĩ. Phẩm chất và năng lực của chính uỷ, chính trị viên thể hiện trong mọi hoạt động thực tiễn của quân đội, của đơn vị. Do đó, chính uỷ, chính trị viên cần phải thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện kiên trì và nghiêm khắc để luôn khẳng định được tư cách của mình trong công tác lãnh đạo và cuộc sống.
* Quân đội sẽ có những thuận lợi gì khi áp dụng chế độ một chỉ huy gắn với chính uỷ, chính trị viên? Quyết định cuối cùng trong các điều lệnh quân sự là người chỉ huy hay chính uỷ, chính trị viên, thưa Chính uỷ!
- Thực hiện chế độ một chỉ huy gắn với chính uỷ, chính trị viên tạo ra sự minh bạch trong phân công công tác. Chính uỷ, chính trị viên chịu trách nhiệm về công tác Đảng, công tác chính trị, tổ chức xây dựng cơ quan đơn vị vững mạnh toàn diện, từ đó tạo sự tự tin, vững vàng cho chỉ huy trong công tác điều hành nhiệm vụ quân sự. Quyết định cuối cùng trong công tác quân sự là của người chỉ huy.
* Chính uỷ có thể cho biết định hướng công tác và những mục tiêu cụ thể của lực lượng vũ trang trong thời gian tới?
- Một nhiệm vụ xuyên suốt của toàn lực lượng là xây dựng cơ quan đơn vị vững mạnh toàn diện, sẵn sàng chiến đấu. Từ đó, xác định các nội dung thi đua để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao. Có 4 nội dung chính trong rèn luyện, thi đua đối với lực lượng vũ trang là xây dựng bản lĩnh chính trị vững vàng; thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị; thi đua quản lý, khai thác vũ khí trang bị kỹ thuật tốt, bền, an toàn tiết kiệm và an toàn giao thông; thực hiện tốt công tác hậu cần, tài chính với phong trào thi đua “Ngành hậu cần quân đội làm theo lời Bác Hồ dạy”. Đặc biệt chú trọng nội dung rèn luyện xây dựng bản lĩnh chính trị vững vàng trong toàn lực lượng, ở từng cán bộ, chiến sĩ. Đây là nền tảng để xây dựng lực lượng trở thành tinh nhuệ, hiện đại, là lực lượng chính trị, lực lượng chiến đấu trung thành của Đảng, Nhà nước và nhân dân.
Trong thời gian tới, lực lượng tập trung vào nhiệm vụ diễn tập đúng kế hoạch, bảo đảm an toàn tuyệt đối trong tất cả các khâu, đặc biệt là an toàn cho nhân dân nằm trong phạm vi diễn tập bắn đạn thật.
* Xin cảm ơn đồng chí.
TRẦN QUỚI (thực hiện)