LTS: Thượng tướng Trần
Trong niềm tiếc thương vô hạn sự ra đi của thượng tướng Trần Nam Trung, Báo Phú Yên xin giới thiệu bài viết của đồng chí Huỳnh Trúc, nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Chủ tịch HĐND tỉnh Phú Yên - người đã từng làm thư ký cho đồng chí Trần Nam Trung giai đoạn 1959-1961.
![]() |
Đồng chí Trần Nam Trung.
|
Giai đoạn từ 1959 đến 1961, tôi là thư ký của đồng chí Trần Nam Trung, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng khóa II, Bí thư Liên khu ủy 5. Những năm trước, biết anh bị bệnh nặng, đang điều trị ở Bệnh viện Thống Nhất (TP Hồ Chí Minh), tôi đã mấy lần vào bệnh viện thăm anh. Năm 2007, anh nằm bất động và không nói được. Không còn cái cảnh cứ mỗi buổi sáng anh đi bằng xe lăn xuống cổng bệnh viện mua những tờ báo Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Sài Gòn Giải Phóng. Khi đó, trong một chuyến vào thăm anh, tôi lắc nhẹ anh và gọi to hai tiếng: “Anh Hai”, nhưng không thấy anh đáp lại. Hai đứa con gái của anh tận tình chăm sóc cha, cho biết hàng ngày anh chỉ uống sữa tươi vì anh không ăn được cơm.
Mới đây, có đoàn các đồng chí lãnh đạo tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng đi tham quan Phú Quốc về, ghé nghỉ ở Tuy Hòa, các anh báo tôi là anh Trần Nam Trung đã mất! Khi đó, các phương tiện thông tin đại chúng chưa thấy đưa tin. Chiều ngày 12/5, Đài Truyền hình Việt
Sự hy sinh thầm lặng cho cách mạng của anh Trần Nam Trung rất to lớn, nhưng chắc là còn nhiều người chưa biết. Tổ chức Tỉnh ủy Quảng Ngãi tổ chức đám cưới cho anh, nhưng anh chưa biết mặt vợ. Anh nói với tôi anh liên lạc bị địch bắt, nên anh luôn tránh né địch, không dám ở nhà. Ngày tổ chức đám cưới, do không biết trước ai là vợ, anh ngơ ngác. Đến giờ làm lễ, cụ Nguyễn Công Phương, một lão thành cách mạng nổi tiếng ở Quảng Ngãi, dẫn chị Đoàn Thị Mỹ, một Tỉnh ủy viên tỉnh Quảng Ngãi và báo cho Trần Nam Trung biết đó là vợ anh.
Chị Đoàn Thị Mỹ là một đảng viên kiên cường của Đảng. Chị bị địch bắt giam ở nhà lao Quảng Ngãi và tra tấn hết sức dã man. Chúng bắt rắn, rít, lươn bỏ vào quần chị, gây cho chị những cơn động kinh dữ dội. Chị là nữ đảng viên duy nhất ở Quảng Ngãi khoét gạch nhà tù và vượt ngục để tiếp tục hoạt động cách mạng.
Năm 1990, từ TP Hồ Chí Minh, anh Trần Nam Trung ra Phú Yên và đến nhà tôi ở số 223 đường Trường Chinh, TX Tuy Hòa. Tôi mời anh đến ở nhà khách của Tỉnh ủy, nhưng anh nói chân tình: “Mình ở nhà cậu, cậu ăn gì thì mình ăn nấy và chỉ ở vài hôm là đi. Cậu cho mình vài chục lít xăng để đi tiếp đến Quảng Ngãi là được”. Anh còn nói: “Giải phóng miền
Công tác với anh Trần Nam Trung chỉ hơn 2 năm nhưng tôi có nhiều kỷ niệm về anh. Với lòng thành kính vô hạn về một người cộng sản mà tôi vô cùng kính trọng, xin đốt một nén nhang lòng vĩnh biệt anh và xin phép anh được vài phút khóc thương anh.
Ngày
HUỲNH TRÚC
Nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Chủ tịch HĐND tỉnh Phú Yên