Đồng chí Hà Huy Tập
Hà Huy Tập sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo ở làng Kim Nặc, tổng Thổ Ngọa, nay là xã Cẩm Hưng, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh. Ngay từ nhỏ, Hà Huy Tập đã tỏ rõ là người có tính cách cương trực, thẳng thắn, sẵn sàng bênh vực những người nghèo khổ, bị áp bức. Bản tính đó cùng với truyền thống quê hương và sự giáo dục của gia đình là những nhân tố sớm đưa anh dấn thân vào con đường cách mạng, đấu tranh chống lại mọi áp bức, bất công.
Khi còn là giáo viên ở Nha Trang, anh đã từng đấu tranh chống lại những quyết định tùy tiện, võ đoán của viên hiệu trưởng. Anh cũng tuyên truyền tư tưởng chống chế độ thực dân đến từng học sinh và giáo giới. Thái độ bất phục tùng đó khiến bọn chúng xếp anh vào loại “cứng đầu”, “vô kỷ luật”, một phần tử chống đối. Đó cũng là lý do để chính quyền thực dân trục xuất anh khỏi Nha Trang.
Bước đi đầu tiên trong cuộc đời viên chức đã cho anh thấy không thể nào cộng tác được với chế độ thực dân. Anh tiếp xúc dần với báo chí tiến bộ từ nước ngoài gửi về. Cuối năm 1925, Hà Huy Tập gia nhập Hội Phục Việt, một tổ chức yêu nước được thành lập ở Vinh (Nghệ An). Hội Phục Việt nhận thấy ở Hà Huy Tập là người giỏi về tổ chức và tuyên truyền, đã phái anh vào Nam Kỳ hoạt động, gây dựng cơ sở cho Hội (3-1927). Tại đây, anh hăng hái hoạt động trong nhiều môi trường khác nhau: trường học, đồn điền, sở hỏa xa… Ở đâu anh cũng coi trọng công tác tổ chức, gây dựng cơ sở Đảng, dịch sách, mở các lớp huấn luyện, tổ chức được nhiều cuộc đình công, lập ra hội đọc sách báo, các lớp học xóa mù chữ… Do những hoạt động, đóng góp của Hà Huy Tập, tổ chức Phục Việt, lúc này đổi thành Tân Việt đã mở rộng ảnh hưởng ở Nam Kỳ.
Nhân xảy ra vụ án đường Bácbiê (12-1928), bọn cảnh sát tổ chức vây ráp, lùng bắt những người cách mạng. Tổ chức Tân Việt đã tìm cách đưa anh tạm lánh sang Trung Quốc. Từ đây, cuộc đời cách mạng của Hà Huy Tập chuyển sang một giai đoạn mới, anh hoàn toàn thoát ly gia đình, trở thành một nhà hoạt động cách mạng.
Với sự giúp đỡ của một số nhà cách mạng Việt
Ngay khi chưa tốt nghiệp, Hà Huy Tập đã được Quốc tế Cộng sản dự kiến cử về nước hoạt động. Hành trình về nước của Hà Huy Tập khá gian nan và kéo dài. Mãi đến đầu tháng 8-1933, anh và Nguyễn Văn Dựt mới gặp được Lê Hồng Phong ở Quảng Châu, cùng nhau đi tới quyết định triệu tập Hội nghị Đảng vào tháng 3-1934 để thành lập Ban chỉ huy ở ngoài của Đảng. Tại Hội nghị đó, Hà Huy Tập được phân công phụ trách tuyên truyền cổ động, kiêm Tổng Biên tập Tạp chí Bônsêvích (sau chuyển thành cơ quan lý luận của Đảng Cộng sản Đông Dương). Hội nghị cũng quyết định sẽ triệu tập một Hội nghị Ban chỉ huy ở ngoài mở rộng vào tháng 6-1934 để bàn về các công việc chuẩn bị tiến tới Đại hội Đảng lần thứ nhất.
Đại hội họp từ ngày 27 đến ngày 31-3-1935, dưới sự chủ trì của Hà Huy Tập. Sau khi đi dự Đại hội VII Quốc tế Cộng sản trở về, đồng chí Lê Hồng Phong đã cùng Hà Huy Tập triệu tập Hội nghị Trung ương, họp ngày 26-7-1936 tại Thượng Hải. Hội nghị đã kịp thời điều chỉnh đường lối chính trị và tổ chức của Đảng cho phù hợp với tinh thần Nghị quyết Đại hội VII Quốc tế Cộng sản. Hội nghị đã phân công: đồng chí Lê Hồng Phong ở lại nước ngoài để giữ liên lạc với Quốc tế Cộng sản, đồng chí Hà Huy Tập về nước tổ chức Ban Trung ương và khôi phục liên lạc với các tổ chức của Đảng. Như vậy, đồng chí Hà Huy Tập là Tổng Bí thư của Đảng từ tháng 7-1936 đến tháng 3-1938.
Đồng chí Hà Huy Tập về Nam Kỳ vào lúc không khí chính trị cả nước đang có chuyển động lớn. Chính phủ Mặt trận nhân dân Pháp thắng cử, lên cầm quyền. Chính quyền của Mặt trận Nhân dân Pháp thi hành một số cải cách chính trị, trong đó có vấn đề “đại xá tù chính trị ở thuộc địa”. Lợi dụng điều kiện thuận lợi đó, Đảng ta đã chủ động đẩy cuộc đấu tranh cách mạng ở Đông Dương lên một cao trào mới. Các “Ủy ban hành động” lần lượt được thành lập ở nhiều nơi. Sách báo công khai của Đảng được xuất bản. Phong trào “Đông Dương Đại hội” và đón tiếp phái đoàn Mặt trận Nhân dân Pháp sang điều tra tình hình Đông Dương diễn ra hết sức sôi nổi, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân trong cả nước. Nhiều chiến sĩ cộng sản được trả tự do, trở về tham gia xây dựng lại các Xứ ủy và Tỉnh ủy.
Ngày 13 và 14 tháng 3-1937, Tổng Bí thư Hà Huy Tập triệu tập Hội nghị mở rộng nhằm thống nhất các tổ chức Đảng ở Bắc kỳ, Trung kỳ, xác định những chủ trương mới, đưa phong trào đấu tranh dân chủ phát triển. Ngày 2 và 3 tháng 9-1937, Tổng Bí thư Hà Huy Tập triệu tập và chủ trì Hội nghị toàn thể Ban Chấp hành Trung ương. Hội nghị đã bầu ra Ban Chấp hành Trung ương gồm 11 đồng chí và Ban Thường vụ gồm 5 đồng chí.
Trong bối cảnh tình hình thế giới và ở Pháp có nhiều thay đổi, tháng 3-1938, một Hội nghị Trung ương đã được triệu tập, do Tổng Bí thư Hà Huy Tập chủ trì. Trên cơ sở nhận định tình hình thế giới và trong nước, tình hình Đảng, Hội nghị đã quyết định thành lập Mặt trận Dân chủ Đông Dương. Về mặt nhân sự, Hội nghị đã bầu Nguyễn Văn Cừ làm Tổng Bí thư của Đảng. Đồng chí Hà Huy Tập thôi giữ chức Tổng Bí thư nhưng vẫn tham gia Ban thư ký và Ban Thường vụ.
Công lao của Hà Huy Tập từ khi về nước là đã tận dụng được thuận lợi do tình hình quốc tế đem lại, tích cực lăn lộn trong phong trào quần chúng, móc nối với các tổ chức Đảng ở trong nước, sớm hình thành được Ban Trung ương lâm thời. Đồng chí đã triệu tập và chủ trì ba Hội nghị Trung ương (3-1937, 9-1937 và 3-1938), tổng kết tình hình, đề xuất chủ trương, biện pháp lãnh đạo, đưa phong trào đấu tranh cách mạng tiến lên những bước mới. Đặc biệt, dưới sự lãnh đạo của Trung ương do đồng chí Hà Huy Tập đứng đầu, Đảng ta đã khôi phục được các cơ quan lãnh đạo của cả ba Xứ ủy và nhiều tỉnh ủy ở các địa bàn trọng điểm trong cả nước, tạo cơ sở về tổ chức và lực lượng về Đảng vững bước tiến lên trong các giai đoạn sau.
Tháng 5-1938, đồng chí Hà Huy Tập bị mật thám Pháp bắt. Biết đồng chí nguyên là Tổng Bí thư của Đảng Cộng sản Đông Dương, nhưng ở thời điểm Chính phủ Mặt trận Nhân dân Pháp đang cầm quyền, chúng không thể lấy cớ Hà Huy Tập là cộng sản để bắt giam. Tòa án tiểu hình kết án đồng chí 2 tháng tù và 5 năm quản thúc về tội mang căn cước của người khác. Đồng chí làm đơn chống án. Tòa thượng thẩm xử lại, tăng mức án lên 8 tháng tù và 5 năm quản thúc. Hết hạn tù, Hà Huy Tập ra khỏi Khám Lớn và bị đưa về quản thúc tại quê nhà ở Hà Tĩnh, dưới sự theo dõi, giám sát chặt chẽ của bọn mật thám và hàng tháng phải tới dinh Tuần phủ để trình diện. Cuộc sống của Hà Huy Tập thời gian này lâm vào một hoàn cảnh cực kỳ khó khăn, cả về vật chất và tinh thần. Chỉ mấy tháng sau khi chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra (9-1939), nhiều lãnh tụ của Đảng ta lần lượt sa lưới kẻ thù. Nguyễn Văn Cừ, Lê Duẩn, Võ Văn Tần và nhiều đồng chí khác bị bắt. Ngày
Hà Huy Tập ngã xuống với niềm vững tin vào thắng lợi cuối cùng của sự nghiệp cách mạng. Tinh thần Hà Huy Tập là bất tử. Tên tuổi và sự nghiệp của đồng chí sống mãi trong lịch sử vinh quang của Đảng và của dân tộc Việt
Cuộc đời của Tổng Bí thư Hà Huy Tập đã vĩnh viễn khép lại ở tuổi 35. Đồng chí đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc với một niềm tin và niềm lạc quan lớn, mong muốn tất cả những người đang còn sống trên cõi đời này hãy xem tôi như người còn sống với đồng chí, đồng bào trong cả nước.
TÔ PHƯƠNG