NGUỒN GỐC ĐẠI LỄ VESAK
Vesak là từ tiếng Ấn Độ, tức là ngày lễ trăng tròn. Đó là một lễ hội quan trọng bậc nhất của Phật giáo. Vesak là đại lễ Tam hợp tức kỷ niệm 3 ngày tối quan trọng của đức Phật. Đó là kỷ niệm ngày Phật đản sinh, ngày Phật thành đạo và nhập diệt. Vesak trong truyền thống Phật giáo Theravada ứng với ngày Phật đản sinh theo truyền thống Phật giáo Mahayana, tức ngày trăng tròn tháng Visakha.
Phật tử khắp nơi về chùa Từ Quang dâng hương lễ Phật – Ảnh: D.T.X
Đại lễ Vesak đã được tổ chức riêng lẻ tại nhiều nước Phật giáo. Ngày 15/12/1999, Đại Hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) đã chính thức công nhận Đại lễ Vesak là một lễ hội văn hóa, tôn giáo quốc tế của LHQ (United Nations Day of Vesak). Những hoạt động của Đại lễ kỷ niệm Đức Phật sẽ được diễn ra hàng năm tại trụ sở và các trung tâm của LHQ trên thế giới từ năm 2000 trở đi. Đối với Việt Nam, theo truyền thống, Phật giáo vẫn gọi là Đại lễ Phật đản, bởi vậy Đại lễ Vesak LHQ 2008 ở Việt Nam gọi là Đại lễ Phật đản LHQ 2008 để tôn vinh giá trị đạo đức, văn hóa, tư tưởng hòa bình, đoàn kết hữu nghị của Đức Phật.
TỪ NHỮNG KỲ VESAK ĐẦU TIÊN
Năm 2001, Đại lễ Phật đản được kỷ niệm lần đầu tiên tại trụ sở LHQ ở
Tháng 4/2005, Đại lễ Phật đản LHQ được tổ chức tại Mumbai (Ấn Độ). Tiếp theo, từ ngày 18 đến ngày 21/5/2005, Đại lễ Phật đản được tổ chức tại Trung tâm Phật giáo Quốc gia Buddhamonthon (Thái Lan) với đại biểu từ 42 quốc gia tới dự.
Đại lễ Phật đản tiếp theo được tổ chức từ ngày 1 đến ngày
Là Ủy viên Không thường trực của Hội đồng bảo an Liên Hợp quốc 2007– 2008, với việc đăng cai tổ chức Đại lễ Phật đản, Việt Nam tỏ rõ thiện chí và quyết tâm ủng hộ chủ trương của LHQ nhằm xây dựng một thế giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển. Điều này phù hợp với giáo lý của Đức Phật và phù hợp với chủ trương xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt
NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH CỦA ĐẠI LỄ VESAK TẠI VIỆT
Theo dự kiến, Đại lễ Phật đản LHQ 2008 có trên 80 nước và vùng lãnh thổ tham dự với số đại biểu chính thức được mời là 3.500 vị; trong đó quốc tế 2000 vị, trong nước có 1.500 vị. Ngoài đại biểu được mời, khách trong và ngoài nước tới dự Đại lễ không hạn chế, ngoài Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình, khu vực xung quanh sân vận động quốc gia gồm các tuyến đường sẽ được sử dụng như là quảng trường để tổ chức hoạt động cho đông đảo tăng ni, tín đồ, nhân dân không có điều kiện vào dự Đại lễ trong Trung tâm Hội nghị Quốc gia.
Theo Đại đức Thích Đức Thiện, Ủy viên Thư ký Hội đồng Trị sự Trung ương- Phó Văn Phòng 1 TW GHPGVN - Tổng thư ký Phân viện Nghiên cứu Phật học, nội dung thảo luận của Đại lễ Vesak LHQ 2008 diễn ra xung quanh chủ đề chính: Đóng góp của Phật giáo trong việc xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Những thảo luận nhóm sẽ trao đổi cụ thể các vấn đề: Vai trò của Phật giáo trong việc giải quyết xung đột, ngăn ngừa chiến tranh; Sự đóng góp của Phật giáo về công bằng xã hội; Phật giáo nhập thế và sự phát triển; Chăm sóc môi trường: Giải pháp của Phật giáo về sự thay đổi khí hậu; Vấn nạn gia đình và giải pháp của Phật giáo; Diễn đàn Giáo dục Phật giáo- Sự kế thừa và phát triển và Diễn đàn Phật giáo trong thời đại kỹ thuật số.
Theo chương trình dự kiến, Đại lễ Phật đản LHQ 2008 tại Hà Nội - Việt Nam sẽ khai mạc sáng 14/5/2008 tại Hội trường chính Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình (Hà Nội).
P.V (tổng hợp)