Sinh thời, Bác Hồ kính yêu rất quan tâm đến hoạt động văn hóa nghệ thuật. Bác thường nói chuyện nhiều lần và gửi thư cho giới văn nghệ sĩ nước ta. Trong số 4 bức thư Bác gửi cho giới văn nghệ sĩ, có một bức thư duy nhất Bác gửi cho nghệ sĩ của một ngành nghệ thuật. Đó là bức thư mà giới mỹ thuật Việt
Các cuộc triển lãm Mỹ thuật luôn là nơi để các nghệ sĩ trao đổi, học tập. - Ảnh: ĐỨC THẮNG
Cách đây 6 năm, vào ngày
Có phải do am hiểu và từng sáng tác mỹ thuật mà Bác đã dành nhiều ưu ái cho ngành Mỹ thuật. Từ các cuộc triển lãm Mỹ thuật lớn vào những năm 1945, 1946, 1958, 1960, 1962 cho đến 2 cuộc triển lãm ký họa miền Nam, Bác đều đi xem và có những nhận xét quý báu. Ngoài ra Bác còn đến thăm các trường Mỹ thuật, gặp gỡ trò chuyện và từng “ngồi mẫu” cho các họa sĩ, nghệ sĩ điêu khắc sáng tác. Triển lãm Mỹ thuật năm 1951, vì bận không đi xem được, Bác đã gửi thư cho các họa sĩ. Song Bác không dạy bảo riêng giới mỹ thuật mà giáo huấn chung cho cả giới văn nghệ sĩ nước ta.
Hơn nửa thế kỷ qua, giới văn nghệ sĩ nói chung và giới mỹ thuật nói riêng, hầu như đều nhận thức và lĩnh hội sâu sắc nội dung bức thư ngắn gọn, chưa đầy 300 chữ mà vô cùng súc tích, toàn diện của Bác. Chẳng những Bác đã xác định rõ vị trí của văn hóa nghệ thuật và vai trò văn nghệ sĩ trong xã hội, mà còn chỉ ra những mối quan hệ giữa văn hóa nghệ thuật với hiện thực cuộc sống, với kinh tế, chính trị, với đối tượng phản ánh, với công chúng hưởng thụ, với việc nâng cao chất lượng sáng tác và tiền đồ của văn hóa nghệ thuật. Đây chính là những lời giáo huấn mang ý nghĩa vạch lối chỉ đường, có giá trị lý luận và thực tiễn mãi giữ nguyên giá trị mà trong các chủ trương, đường lối về văn hóa nghệ thuật, Đảng và Nhà nước thường nhắc đến như những chân lý mãi tỏa sáng.
“Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”.
Câu nói bất hủ ấy của Bác đã trở thành điều tâm niệm sâu sắc trong hành động của anh chị em văn nghệ sĩ nước ta, trong đó có giới mỹ thuật.
Theo Website Hội Mỹ thuật Việt Nam