Hoàng Sa và Trường Sa từ hai quần đảo vô chủ đã được chúa Nguyễn biến thành một bộ phận không thể tách rời của Việt
Quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt
Quần đảo Hoàng Sa nằm ở khu vực biển giữa vĩ độ 15o 45' B - 17o15' B và kinh độ 111o Đ - 113o Đ, trên vùng biển rộng khoảng 16.000 km2, cách đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi - Việt Nam) khoảng 120 hải lý, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 140 hải lý. Quần đảo Trường Sa nằm về phía Đông Nam của Biển Đông, trong vĩ độ 6o 50' B - 12o 00' B và kinh độ 111o 30' Đ - 117o 20' Đ, trên vùng biển rộng khoảng 180.000 km2, cách Cam Ranh (Việt Nam) khoảng 248 hải lý. Khu vực biển mà hai quần đảo án ngữ có nhiều tuyến hàng hải và hàng không quan trọng của thế giới và khu vực, năm trong số mười tuyến đường biển thông thương lớn nhất trên thế giới liên quan đến Biển Đông. Nền kinh tế của nhiều nước trong khu vực Đông Á như Nhật Bản,
Theo các quy định Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 mà nước ta là một thành viên, quốc gia ven biển có chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia trên một vùng biển rộng gấp rất nhiều lần diện tích lãnh thổ đất liền; kiểm soát các tuyến hàng hải, làm chủ các vị trí chiến lược về quốc phòng cũng như các tài nguyên biển và lòng đất dưới đáy biển. Bởi những lẽ đó, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, một phần máu thịt của đất nước Việt Nam hiện đang bị một số quốc gia và vùng lãnh thổ trong khu vực yêu sách chủ quyền. Các tranh chấp này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến các quốc gia đòi hỏi chủ quyền mà còn là vấn đề thu hút sự quan tâm của các cường quốc và là yếu tố ảnh hưởng đến sự ổn định trên Biển Đông.
QUÁ TRÌNH XÁC LẬP CHỦ QUYỀN CỦA VIỆT
Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là các hòn đảo vô chủ cho đến thế kỷ XVII. Vào nửa đầu thế kỷ XVII, Chúa Nguyễn tổ chức “đội Hoàng Sa” và “đội Bắc Hải”, lấy người từ Quảng Ngãi và Bình Thuận ra quần đảo Hoàng Sa khai thác hải sản, hàng hoá từ các tàu mắc cạn và tổ chức đo đạc, khảo sát, dựng bia, cắm mốc, trồng cây trên quần đảo... liên tục trong các năm 1834, 1835 và 1836.
Thông qua việc tổ chức khai thác tài nguyên trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa liên tục hàng thế kỷ, trên thực tế cũng như về pháp lý, nhà Nguyễn đã làm chủ hai quần đảo từ khi hai quần đảo này còn chưa thuộc về lãnh thổ của bất kỳ quốc gia nào và biến hai quần đảo từ vô chủ thành bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam.
Thời kỳ Pháp xâm lược Việt Nam, trên cơ sở đại diện cho triều đình phong kiến An Nam, Pháp đã có nhiều hành động củng cố chủ quyền Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa bằng việc tiến hành tuần tra, kiểm soát và đưa quân ra chiếm đóng trên các đảo. Trong suốt các năm 1931 - 1932, Pháp liên tục phản đối việc Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa.
Sau chiến tranh thế giới lần II, Pháp quay lại Hoàng Sa và Trường Sa. Ngày 8/3/1949, Pháp công nhận độc lập thống nhất của Việt
Tháng 4/1956, chính quyền Việt Nam Cộng hoà đã đưa quân ra thay thế quân Pháp trên các đảo thuộc nhóm phía Tây của quần đảo Hoàng Sa và trong khi chưa kịp triển khai quân trên các đảo thuộc nhóm phía Đông của quần đảo Hoàng Sa, quân Trung Quốc đã bí mật ra chiếm đóng nhóm đảo này.
Tháng 1/1974, khi Trung Quốc dùng không quân và hải quân đánh chiếm nhóm phía Tây quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, chính quyền Sài Gòn đã tố cáo Bắc Kinh đã vi phạm chủ quyền Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa. Ngày 20/1/1974, Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hoà Miền Nam Việt
Tháng 4/1975, Hải quân nhân dân Việt
Ngày 2/7/1976, nước Việt
Hiến pháp các năm 1980, 1992, Luật biên giới quốc gia năm 2003, Tuyên bố của Chính phủ ngày 12/11/1977 về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, Tuyên bố của Chính phủ ngày 12/11/1982 về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam đều khẳng định hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là một bộ phận của lãnh thổ Việt Nam, có các vùng biển riêng sẽ được quy định cụ thể trong các văn bản tiếp theo. Trong các năm 1979, 1981 và 1988, Bộ Ngoại giao nước CHXHCN Việt Nam công bố các Sách trắng về chủ quyền của Việt Nam trên các quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa, các tài liệu này đã chứng minh một cách rõ ràng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo trên tất cả các khía cạnh: lịch sử - pháp lý và thực tiễn quốc tế.
Ngày 4/11/2002 tại Phnompenh (Campuchia), Việt Nam cùng các quốc gia trong khối ASEAN và Trung Quốc đã ký kết Bản tuyên bố ứng xử trên Biển Đông (DOC), đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề trên biển và duy trì ổn định ở khu vực.
HOÀNG KIM (tổng hợp)