Vào lúc 22g 36 tối 16/10 giờ VN (11g36 giờ New York), tiến sĩ Srgjan Kerim, Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) công bố Việt Nam chính thức trở thành Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an (HĐBA) LHQ nhiệm kỳ 2008- 2009.
Các đoàn đến chúc mừng đoàn Việt
Theo kết quả cuộc bỏ phiếu diễn ra ở phiên họp Đại hội đồng LHQ ngày 16/10 tại trụ sở LHQ ở New York, có 183 trên tổng số 190 quốc gia thành viên Đại hội đồng LHQ có mặt đã ủng hộ VN vào vị trí Ủy viên không thường trực HĐBA. Kết quả này tương đương tỉ lệ ủng hộ lên đến hơn 96%, vượt xa mức 2/3 theo qui định LHQ. Trên lý thuyết, với 190 nước bỏ phiếu, Việt Nam chỉ cần 127 phiếu thuận là đã được bầu chọn.
Trong cuộc bầu chọn, Việt Nam được xếp vào nhóm A, nhóm ứng cử viên đại diện các nước châu Á và châu Phi, bao gồm Việt Nam, Burkina Faso và Libya. Trong vòng bỏ phiếu đầu tiên, cả Burkina Faso (185) và Libya (178) cũng đều giành được tỉ lệ ủng hộ hơn 2/3 số phiếu và cùng Việt Nam trở thành Ủy viên không thường trực HĐBA LHQ. Cả ba nước sẽ thay thế cho các thành viên không thường trực khu vực Á - Phi kết thúc nhiệm kỳ vào cuối năm 2007 là CH Congo, Ghana và Qatar.
Nhiều phái đoàn ngoại giao của các nước đã đến chúc mừng Việt
Toàn cảnh Đại hội đồng Liên hợp quốc lúc bỏ phiếu - Ảnh VNN
Theo qui định, Việt
Hội đồng Bảo an LHQ có 15 thành viên trong đó có năm thành viên thường trực (Mỹ, Nga, Anh, Pháp và Trung Quốc) có quyền phủ quyết và 10 thành viên không thường trực. 10 nước thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ làm việc với nhiệm kỳ hai năm (bắt đầu từ ngày 1-1 mỗi năm; mỗi năm có năm ghế thay đổi) và được bầu chọn theo nguyên tắc nhóm khu vực đề cử và Đại hội đồng bỏ phiếu (vào tháng 10 hàng năm) với tỷ lệ 2/3 phiếu tối thiếu cần thiết (tức từ 125-128 thành viên LHQ) để được trúng cử. Nhóm châu Phi có ba đại diện; nhóm Mỹ Latine và Caribe, nhóm châu Á, nhóm Tây Âu mỗi nhóm có hai đại diện; nhóm Đông Âu có một đại diện. Ghế Chủ tịch Hội đồng Bảo an LHQ được thay luân phiên mỗi tháng theo thứ tự ABC trong tiếng Anh. Mỗi thành viên Hội đồng Bảo an LHQ có một phiếu và các nghị quyết thông qua đều cần ít nhất chín phiếu (kể cả phiếu của các nước thành viên thường trực).
Ngay tại phòng họp chính của Đại hội đồng, đại diện nhiều nước đã tới nồng nhiệt chúc mừng đại diện nước ta nhân sự kiện này. Nhiều nhà lãnh đạo và giới quan sát quốc tế cho rằng, với hình ảnh tích cực, quá khứ kiên cường chống ngoại xâm và hiện tại phát triển kinh tế năng động, Việt Nam sẽ có thể có nhiều đóng góp quan trọng trong vai trò mới của một Ủy viên HĐBA.
Ngay sau khi kết quả bỏ phiếu được công bố, Đại sứ Lê Lương Minh, Trợ lí Bộ trưởng Ngoại giao, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực nước ta tại LHQ, cho rằng việc Việt Nam trúng cử vào ghế không thường trực HĐBA LHQ với đa số phiếu áp đảo chứng tỏ các nước đánh giá cao khả năng đóng góp của Việt Nam vào công việc chung của LHQ và tin rằng Việt Nam sẽ đảm đương tốt trách nhiệm của mình ở cơ quan quan trọng nhất của LHQ trong lĩnh vực gìn giữ hoà bình và an ninh quốc tế là HĐBA, tin tưởng vào chính sách yêu chuộng hoà bình, hợp tác, hữu nghị, đổi mới và hội nhập của Việt Nam.
Đại sứ Lê Lương Minh cho rằng sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2006, việc Việt Nam trúng cử vào HĐBA LHQ đã hoàn thành quá trình hội nhập trên cả hai lĩnh vực kinh tế -thương mại và chính trị- an ninh, góp phần tạo đà cho đất nước bước sang giai đoạn phát triển mới.
Trong khi đó, cuộc đua giữa các ứng cử viên của khu vực Đông Âu (nhóm B) cùng Mỹ Latin hoặc Caribe (nhóm C) tỏ ra gay cấn hơn rất nhiều. Nhóm B là cuộc đua giữa Croatia và CH Czech, trong khi Costa Rica và CH Dominica cạnh tranh ở nhóm C. Theo kết quả kiểm phiếu, cả bốn nước đều không vượt qua tỉ lệ 2/3 theo qui định. Vòng bỏ phiếu tiếp theo cùng đem lại kết quả tương tự.
Trước khi diễn ra vòng bỏ phiếu thứ ba, CH Czech và CH Dominica đã bất ngờ xin rút khỏi cuộc đua, nhường đường cho Croatia và Costa Rica. Tuy nhiên,
Việt Nam sẽ làm tốt trọng trách Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc Việt
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Nội dung cuộc phỏng vấn như sau: * Xin Thủ tướng cho biết ý nghĩa của việc Việt Trước hết, thay mặt Chính phủ và nhân dân Việt Nam, tôi xin bày tỏ cảm ơn các quốc gia Châu Á, các thành viên thường trực HĐBA LHQ và các thành viên khác của LHQ đã bầu Việt Nam vào trọng trách này. Tiếp sau việc tham gia chính thức vào WTO, tổ chức thương mại toàn cầu lớn nhất thế giới, việc Việt Nam trở thành Ủy viên không thường trực HĐBA LHQ là một mốc quan trọng, hết sức có ý nghĩa trong tiến trình chủ động và tích cực hội nhập quốc tế của đất nước ta, khẳng định sự đúng đắn của đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế, là bạn, là đối tác tin cậy của các quốc gia trong cộng đồng quốc tế của Đảng và Nhà nước ta. Đây là thành quả của những nỗ lực phấn đấu vượt bậc của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta trong hơn 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới, tạo nên tầm thế mới của đất nước ta trên trường quốc tế. Việc trở thành Ủy viên không thường trực HĐBA LHQ là cơ hội để chúng ta nâng cao hơn nữa vị thế và hình ảnh một đất nước Việt Nam yêu chuộng hòa bình với những tham gia và đóng góp hiệu quả vào cuộc đấu tranh chung của nhân loại vì mục tiêu hòa bình, độc lập dân tộc, phồn vinh, dân chủ và tiến bộ xã hội. Sự kiện này sẽ tạo thêm niềm tin và lòng tự hào, thúc đẩy mọi người dân Việt * Trở thành Ủy viên không thường trực HĐBA là vinh dự đồng thời cũng là trách nhiệm lớn lao. Xin Thủ tướng cho biết hướng đóng góp của Việt HĐBA LHQ là một trong sáu cơ quan chính của LHQ, được trao trách nhiệm hàng đầu trong việc duy trì hoà bình và an ninh quốc tế. Theo đó, HĐBA có thể áp dụng các biện pháp chế tài nhằm giải quyết hoà bình các tranh chấp, xung đột và khi cần thiết có thể sử dụng các biện pháp cưỡng chế, kể cả vũ lực, đối với các mối đe doạ đối với hoà bình và an ninh quốc tế. Các quyết định và nghị quyết của Hội đồng bảo an đều có tính chất ràng buộc và tất cả các thành viên của LHQ và các nước không là thành viên của LHQ đều phải tôn trọng và thi hành. Trở thành một trong 15 thành viên của một cơ quan quan trọng nhất của một tổ chức quốc tế lớn nhất là một vinh dự lớn lao, đồng thời trách nhiệm cũng rất nặng nề. Ủy viên không thường trực HĐBA có trách nhiệm tham gia đầy đủ vào quá trình kiến tạo, xây dựng những quyết định quan trọng của HĐBA liên quan đến các vấn đề hòa bình và an ninh quan trọng hàng đầu của các khu vực và thế giới. Để hoàn thành tốt trọng trách này, Việt Nam sẽ luôn quán triệt tôn chỉ, mục đích, các nguyên tắc của Hiến chương LHQ, luật pháp quốc tế, đồng thời tích cực tham vấn, hợp tác chặt chẽ với các uỷ viên khác trong HĐBA để có thể đưa ra những quyết sách kịp thời và phù hợp, vì lợi ích chính đáng của tất cả các nước thành viên LHQ. Chúng ta sẽ nỗ lực cùng các nước góp phần làm giảm căng thẳng, ngăn ngừa và giải quyết hoà bình các cuộc xung đột trên thế giới. Việt Nam ủng hộ và luôn sẵn sàng đóng góp cho quá trình giải trừ quân bị toàn diện và triệt để đồng thời lên án và chủ trương loại trừ chủ nghĩa khủng bố quốc tế dưới mọi hình thức, phù hợp với luật pháp quốc tế. Việt Nam hoan nghênh và sẵn sàng tham gia các cơ chế cả trong và ngoài HĐBA về việc tăng cường hỗ trợ tái thiết và phát triển cho những nước vừa trải qua xung đột; sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm của một quốc gia đã trải qua quá trình tái thiết và phát triển với nhiều vấn đề phải xử lý sau các cuộc chiến tranh ác liệt và đã đạt được những thành tựu quan trọng. Đồng thời chúng ta cũng đang hoàn tất quá trình chuẩn bị để có thể tham gia một cách có hiệu quả vào hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc, phù hợp với điều kiện và khả năng của mình. Việt * Thưa Thủ tướng, công tác chuẩn bị của nước ta như thế nào để có thể làm tốt vai trò Ủy viên không thường trực HĐBA? Từ năm 1997 khi có chủ trương ứng cử vào trọng trách này, cùng với những nỗ lực tranh thủ sự ủng hộ của các nước, trong 10 năm qua chúng ta đã và đang có những bước chuẩn bị tích cực cho việc đảm nhiệm làm Ủy viên không thường trực HĐBA. Phát huy những kinh nghiệm quí báu qua các cuộc đàm phán lịch sử trước đây, như Hiệp định hòa bình Geneva, Hiệp định Paris về Việt Nam và chúng ta tiếp tục trưởng thành thông qua các cuộc đàm phán quốc tế về chính trị, ngoại giao, kinh tế và nhiều kinh nghiệm qua việc chủ trì tổ chức thành công các hội nghị quốc tế lớn như Hội nghị APEC, ASEM, ASEAN... Tuy nhiên, đây vẫn là thách thức lớn vì lần đầu tiên chúng ta bắt tay vào công việc mới và rất nặng nề mang cấp độ toàn cầu, do vậy bên cạnh nỗ lực phấn đấu vươn lên về mọi mặt của những cán bộ trực tiếp, cần phải có sự chỉ đạo kịp thời, sâu sát và một tổ chức vận hành nhậy bén hiệu quả có sự phối hợp tham gia của các ngành chức năng và sự đồng lòng ủng hộ của toàn dân. Tôi tin tưởng rằng, cũng như những lần thử thách trước đây, Việt * Trân trọng cảm ơn Thủ tướng! Theo TTXVN | ||
Trưởng phái đoàn Việt Nam tại LHQ Lê Lương Minh: 10 năm sẵn sàng để gánh vác trọng trách
Trong quá trình 10 năm qua, chúng ta đã tiến hành chuẩn bị rất nhiều bước, cả bên trong như những bước đi về cải cách hệ thống pháp luật để phục vụ cho hội nhập, trở thành thành viên WTO, tạo điều kiện thuận lợi để Việt Nam tham gia HĐBA hiện nay hiệu quả, đáp ứng tốt yêu cầu của mình. Riêng ở phái đoàn, chúng tôi đã hoàn tất hệ thống hồ sơ tư liệu liên quan đến các vấn đề HĐBA sẽ phải thảo luận và xử lý, phối hợp và tăng cường nhân sự. Hiện nay, chúng ta có 20 cán bộ biên chế và sắp tới sẽ được tăng cường thêm một số biên chế nữa. Đồng thời, chúng ta cũng đã tiến hành những hoạt động trao đổi kinh nghiệm với các nước thành viên LHQ và các nước đã là thành viên HĐBA, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm của ban thư ký để đảm bảo chúng ta có thể tham gia tốt các công việc của HĐBA. Chính việc đóng góp vào nỗ lực chung đảm bảo cho hoà bình và an ninh quốc tế là chúng ta đang bảo vệ, củng cố hoà bình và an ninh quốc gia mình. Vì vậy, trở thành thành viên HĐBA là một mốc rất quan trọng đối với mỗi quốc gia thành viên LHQ. Đại sứ đầu tiên của Hoa Kỳ tại VN Peter Peterson: Việt Việc gia nhập HĐBA là một bước đi trong quá trình tiệm tiến. Nó chứng tỏ Việt Chắc chắn, tư cách thành viên Hội đồng Bảo an sẽ làm gia tăng vị thế lãnh đạo của Việt ...Tôi tin là Việt Tiến sỹ David Koh (Singapore): Đây sẽ là khúc ngoặt học tập khó khăn, nhưng kết quả cuối cùng đồng nghĩa với việc Việt Để đóng góp cho hòa bình, an ninh và phát triển, trở thành thành viên HĐBA là không đủ. Việt Đại sứ Pháp Hervé Bolot: Quyết tâm đảm đương những trách nhiệm quốc tế mới Cả Tổng thống lẫn Thủ tướng Pháp đã khẳng định với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong chuyến thăm vừa qua của Thủ tướng Việt Nam sang Pháp rằng: phía Pháp mong muốn thiết lập một quan hệ đối thoại thường xuyên và hiệu quả về tất cả các chủ đề lớn; đồng thời cũng muốn nhân dịp Việt Nam là thành viên của HĐBA để thúc đẩy hai nước có quan điểm ngày càng gần gũi trong các vấn đề lớn liên quan đến toàn cầu. Tôi xin nhấn mạnh rằng việc Việt
Tham gia HĐBA là việc chúng ta đã trải qua quá trình chuẩn bị cả 10 năm nay. Từ giữa những năm 90, chúng ta đã chủ trương đẩy mạnh nỗ lực hội nhập, trong đó có việc đẩy mạnh nỗ lực tham gia các tổ chức đa phương, nhất là tại LHQ, tổ chức toàn cầu lớn nhất, có phạm vi hoạt động toàn diện nhất, đẩy mạnh tham gia hoạt động của tổ chức này cả bề rộng lẫn bề sâu.
Đại sứ Lê Lương Minh - Ảnh TTO
BTV (Tổng hợp)