Tác phẩm này gồm những đề cương bài giảng của đồng chí Nguyễn Ái Quốc giảng cho các lớp huấn luyện chính trị được tổ chức bí mật ở Quảng Châu (Trung Quốc) từ đầu năm 1925, nhằm đào tạo cán bộ cách mạng, chuẩn bị về tư tưởng, đường lối và tổ chức cho việc thành lập Đảng. Năm 1927, Bộ Tuyên truyền của Hội Liên hợp các dân tộc áp bức ở Á Đông (1) xuất bản thành sách, lấy tên là Đường cách mệnh, để phổ biến trong Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí Hội - tổ chức tiền thân của Đảng do Nguyễn Ái Quốc sáng lập.
Trong những năm hai mươi của thế kỷ XX, cách mạng Việt
Sau khi phân tích và khẳng định các cuộc cách mạng tư sản như cách mạng Mỹ (1776), cách mạng Pháp (1789) là những cuộc “cách mạng không đến nơi”, Nguyễn Ái Quốc rút ra kết luận: Không có con đường nào giải phóng cho dân tộc ngoài con đường của chủ nghĩa xã hội, con đường của Cách mạng tháng Mười Nga.
“Trong thế giới bây giờ chỉ có cách mạng Nga là đã thành công, và thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng cái hạnh phúc tự do, bình đẳng thật, không phải thứ tự do bình đẳng giả dối như đế quốc Pháp khoe khoang ở Việt Nam”…
“Chúng ta đã hy sinh làm cách mệnh thì nên làm cho đến nơi, nghĩa là làm sao cách mệnh rồi, thì quyền giao cho dân chúng số nhiều, chớ để trong tay một bọn ít người, thế mới khỏi hy sinh nhiều lần, thế dân chúng mới được hạnh phúc”(2).
Đó chính là phương hướng của cách mạng Việt
Đường cách mệnh chỉ rõ rằng cách mệnh là sự nghiệp của quần chúng, “cách mệnh là việc chung của cả dân chúng chứ không phải việc của một hai người”. Đây chính là cơ sở cho chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc của Đảng ta sau này. Trong tác phẩm Đường cách mệnh đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã dành hơn một nửa số trang để giới thiệu về nội dung và cách thức tổ chức các đoàn thể quần chúng như: Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Công hội, Nông hội… nhằm vận động, tập hợp quần chúng đông đảo tiến hành sự nghiệp cách mạng.
Đường cách mệnh không chỉ vạch ra những vấn đề chiến lược cơ bản của đường lối cách mạng Việt
Đường cách mệnh xác định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, nhân tố có tính chất quyết định đối với cách mạng. “Trước hết phải có đảng cách mệnh. Đảng có vững, cách mệnh mới thành công”. Đảng muốn vững phải lấy chủ nghĩa Mác-Lênin làm vũ khí tư tưởng, và phải có đội ngũ đảng viên là những người có nhiệt tình cách mạng cao, có tri thức cách mạng sâu sắc, có ý chí bền bĩ đấu tranh “giải phóng gông cùm nô lệ cho đồng bào, cho nhân loại”. Tư cách người cách mệnh là trang đầu tiên mở đầu tác phẩm Đường cách mệnh. Điều đó chứng tỏ Nguyễn Ái Quốc đặc biệt quan tâm, coi tư cách, đạo đức của người cán bộ, đảng viên quan trọng biết chừng nào, vì theo Người, không có tư cách, đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được ai. Tư cách người cách mệnh do Nguyễn Ái Quốc đề ra trong Đường cách mệnh là sự kết hợp tinh thần cách mạng triệt để của giai cấp công nhân với truyền thống tốt đẹp của dân tộc, mà chính cuộc đời của Người là tấm gương, là hiện thân của sự kết hợp đó.
Tác phẩm Đường cách mệnh ra đời cách đây đã 80 năm, nhưng giá trị lý luận của tác phẩm vẫn là ngọn đuốc soi sáng con đường cho Đảng ta, cho nhân dân ta tiến hành sự nghiệp đổi mới hiện nay, vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, sánh vai cùng các nước trong khu vực và quốc tế.
Nghiên cứu tác phẩm Đường cách mệnh chẳng những chúng ta hiểu sâu sắc hơn một thời kỳ đặc biệt trong lịch sử cách mạng nước ta: thời dựng Đảng, mà còn thêm tự hào về Đảng ta, về vị lãnh tụ vĩ đại và muôn vàn kính yêu, từ đó đẩy mạnh cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đạt hiệu quả cao hơn, biến các nghị quyết, chủ trương, chính sách của Đảng thành hiện thực trong cuộc sống, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
BẰNG TÍN
(1) Một tổ chức cách mạng mà Nguyễn Ái Quốc tham gia thành lập năm 1925 tại Quảng Châu (Trung Quốc) gồm những nhà cách mạng ở châu Á, nhằm đoàn kết, thống nhất hành động, giải phóng các dân tộc bị áp bức.
(2) Những câu đặt trong ngoặc kép là trích từ tác phẩm Đường cách mệnh.