Những năm qua, các sở, ban ngành, địa phương trong tỉnh luôn quan tâm chăm lo công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng thực thi công vụ, đáp ứng yêu cầu công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế.
Văn phòng UBND tỉnh tổ chức tập huấn nghiệp vụ số hóa trong thực hiện thủ tục hành chính cho cán bộ, công chức, viên chức các sở, ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh. Ảnh: PHẠM THÙY |
Tổ chức nhiều lớp, nhiều lĩnh vực
Theo Giám đốc Sở Nội vụ Trương Ngọc Tuấn, chất lượng của đội ngũ CBCC là một trong những nhân tố quyết định trực tiếp hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các tổ chức trong hệ thống chính trị. Do vậy, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Nội vụ phối hợp với các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng mở nhiều lớp đào tạo, bồi dưỡng trên nhiều lĩnh vực. Cụ thể, trong năm 2022, Sở Nội vụ mở các lớp bồi dưỡng ngạch chuyên viên, bồi dưỡng công tác lãnh đạo, quản lý cấp phòng và tương đương dành cho viên chức; bồi dưỡng ngạch chuyên viên, ngạch chuyên viên chính và bồi dưỡng lãnh đạo, quản cấp phòng dành cho công chức; bồi dưỡng nghiệp vụ công tác văn thư, lưu trữ; tập huấn kỹ năng huy động sự tham gia của người dân ở cấp cơ sở vào quá trình xây dựng, thực thi và giám sát việc thực thi chính sách pháp luật cho CBCC của UBND cấp xã; bồi dưỡng cho CBCC làm công tác tôn giáo các cấp.
Thực hiện Chương trình hành động 07 của Tỉnh ủy về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, UBND tỉnh đã có Quyết định 233 về việc ban hành Kế hoạch bồi dưỡng CBCCVC trên địa bàn tỉnh và tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương phối hợp thực hiện. Theo đó, hoạt động đào tạo, bồi dưỡng CBCC trên địa bàn tỉnh dần đi vào nền nếp, góp phần đáng kể vào việc nâng cao trình độ, năng lực và phẩm chất của đội ngũ này, đáp ứng yêu cầu cơ bản của công cuộc cải cách hành chính.
Phó Chủ tịch UBND xã Krông Pa (huyện Sơn Hòa) Nguyễn Ngọc Thanh cho biết: Thời gian qua, xã đã thực hiện chặt chẽ, đúng quy trình công tác tổ chức, cán bộ; thực hiện tốt các chế độ, chính sách cho đội ngũ CBCC, người hoạt động không chuyên trách cấp xã, thôn, buôn. Đặc biệt, xã rất quan tâm đến việc cử CBCC, người hoạt động không chuyên trách cấp xã, thôn, buôn tham gia đầy đủ các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ do tỉnh, huyện triệu tập.
“Đối với công chức địa chính như tôi, việc cập nhật các quy định mới, các chính sách mới kịp thời là vô cùng cần thiết. Chính vì vậy, ngoài việc tự nghiên cứu, tôi còn được lãnh đạo quan tâm cử tham gia các lớp bồi dưỡng nâng cao kiến thức”, anh Ksor Y Tiên, công chức địa chính xã Krông Pa chia sẻ.
Thường xuyên, liên tục
Trước yêu cầu của việc đẩy mạnh cải cách hành chính nhà nước, hội nhập quốc tế, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới và quy hoạch sử dụng lâu dài, việc đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC cần được tiến hành liên tục, thường xuyên.
Theo ông Cao Đình Huy, Chủ tịch UBND TP Tuy Hòa, thực tiễn cho thấy, để thực hiện được các yêu cầu nhiệm vụ được giao, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng và hiệu quả công việc, CBCC cần được đào tạo, bồi dưỡng liên tục, nhất là việc ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng các phần mềm, ứng dụng chữ số trong giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân.
Còn theo Chủ tịch UBND TX Sông Cầu Phan Trần Vạn Huy, thông qua đào tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên môn, kinh nghiệm xử công việc của CBCC nhanh chóng, nhạy bén hơn; công tác lãnh đạo, chỉ đạo được nâng cao, chất lượng hoạt động của bộ máy hành chính từ thị xã đến cơ sở được cải thiện. Chính vì vậy, hàng năm địa phương đều có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC. Trong đó tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, khơi dậy động lực, tính chủ động, sáng tạo của các cơ quan, đơn vị và đội ngũ CBCC trong việc tự nâng cao trình độ, chuyên môn để giải quyết kịp thời những vướng mắc phát sinh, nhất là trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, thu ngân sách, quản đất đai, trật tự xây dựng…
Đồng thời, Sông Cầu tiếp tục rà soát, củng cố, kiện toàn tổ chức, cán bộ ở các địa phương, đơn vị; đẩy mạnh nâng cao nghiệp vụ giải quyết thủ tục hành chính, chấn chỉnh tình trạng trễ hẹn, nhất là thủ tục hành chính đem lại niềm tin cho người dân và doanh nghiệp.
Theo đồng chí Lê Tấn Hổ, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh, trên tất cả các lĩnh vực công tác cần chú đến công tác đào tạo, bồi dưỡng. Đặc biệt, mục tiêu đặt ra là nguồn nhân lực phải chất lượng cao; bộ máy hành chính thì yêu cầu ngày càng tinh gọn, tạo môi trường đầu tư thuận lợi cho tổ chức, cá nhân; đẩy mạnh ứng dụng các công nghệ quản tiên tiến trong sản xuất, kinh doanh… thì việc tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ công tác tiếp công dân, giải quyết nhanh chóng các thủ tục hành chính, xử đơn thư khiếu nại tố cáo được đặt lên hàng đầu để đảm bảo quyền lợi của tổ chức, cá nhân. Chính vì vậy, các cơ quan, đơn vị, địa phương cần tạo điều kiện cho CBCC tham gia thường xuyên, liên tục các lớp đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ. Việc này giúp cho CBCC nâng cao kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, vận dụng, triển khai nhanh trong thực tiễn, phục vụ hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số tại cơ quan, địa phương mình.
“Chương trình đào tạo, bồi dưỡng CBCC cần tiếp tục đổi mới. Đào tạo, bồi dưỡng không chỉ là trang bị kiến thức mà cơ bản là phát triển năng lực tư duy, năng lực sáng tạo của CBCC trong việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao. Việc đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng hành chính bảo đảm tính thống nhất trong hoạt động của cơ quan hành chính, nhất là trong giải quyết các yêu cầu của cá nhân, doanh nghiệp”, đồng chí Lê Tấn Hổ nhấn mạnh.
PHẠM THÙY