Quán triệt sâu sắc quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng về nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân (QPTD), trong giai đoạn 2009-2019, Tỉnh ủy, HĐND, UBND và cấp ủy, chính quyền các cấp đã cụ thể hóa, tổ chức lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý điều hành bằng các chủ trương, giải pháp, cơ chế, chính sách phù hợp với tình hình, nhiệm vụ của địa phương, triển khai thực hiện nghiêm túc, thống nhất, hiệu quả, thực hiện thắng lợi mục tiêu, chỉ tiêu xây dựng nền QPTD.
Cùng với quán triệt, triển khai nghiêm túc các nghị quyết, chỉ thị của Đảng về nhiệm vụ xây dựng nền QPTD, các cấp ủy đảng, chính quyền và lực lượng vũ trang (LLVT) trong tỉnh đã tập trung quán triệt thực hiện nghiêm túc Nghị quyết 28, ngày 22/9/2008 của Bộ Chính trị (khóa X) về tiếp tục xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành khu vực phòng thủ vững chắc trong tình hình mới; Nghị quyết 28, ngày 25/10/2013 của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XI) về chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; Luật Quốc phòng…
Xây dựng LLVT vững mạnh toàn diện
Theo đó, lực lượng quân sự, biên phòng tỉnh thường xuyên được kiện toàn về tổ chức và lực lượng, xây dựng theo hướng “cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”, có số lượng phù hợp, chất lượng tổng hợp và sức chiến đấu cao, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với nhân dân, với Đảng và Nhà nước. Tiếp tục tinh giản lực lượng chủ lực, tập trung nâng cao chất lượng chính trị, khả năng sẵn sàng chiến đấu (SSCĐ) và chiến đấu của LLVT địa phương. Đồng thời thực hiện tốt chủ trương của Đảng và Nhà nước, xây dựng lực lượng công an vững mạnh, theo nguyên tắc tập trung, thống nhất, chuyên sâu, kết hợp xây dựng lực lượng chuyên trách với lực lượng bán chuyên trách.
Công tác huấn luyện cho các LLVT được cấp ủy, chỉ huy các cơ quan, đơn vị quan tâm triển khai và đạt hiệu quả tốt. Trong đó, tổ chức huấn luyện cho các đối tượng hàng năm đều đạt 100% chỉ tiêu kế hoạch; thực hiện đồng bộ các biện pháp nâng cao chất lượng huấn luyện theo phương châm “cơ bản, thiết thực, vững chắc”; coi trọng huấn luyện đồng bộ, chuyên sâu, bám sát yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, đối tượng tác chiến địa bàn; xây dựng đầy đủ các kế hoạch, phương án tác chiến, SSCĐ và định kỳ tổ chức luyện tập, diễn tập theo các phương án. Qua đó, chất lượng tổng hợp, trình độ, khả năng SSCĐ và chiến đấu của LLVT tỉnh ngày càng được nâng lên, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đủ trình độ và năng lực tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương xử lý hiệu quả mọi tình huống xảy ra.
Về xây dựng lực lượng dự bị động viên, các địa phương, đơn vị tổ chức đăng ký, quản lý chặt chẽ số lượng, chất lượng quân nhân dự bị; sắp xếp quân nhân dự bị vào các đơn vị dự bị động viên đạt 99,5%, tỉ lệ đúng chuyên nghiệp quân sự đạt 84,5%, đảng viên đạt 11,47%. Đồng thời tổ chức xây dựng lực lượng dân quân tự vệ (DQTV) có số lượng hợp lý; tổ chức biên chế, cơ cấu đúng thành phần lực lượng, chất lượng chính trị và độ tin cậy của DQTV ngày càng nâng lên. Đến nay, 100% chi bộ quân sự cấp xã đã có cấp ủy, tỉ lệ đảng viên trong DQTV đạt 27,33%, đoàn viên 69,26%. Công tác huấn luyện cho DQTV được thực hiện nghiêm túc, bảo đảm đúng nội dung chương trình, đạt kết quả khá trở lên. Hoạt động của lực lượng DQTV ngày càng đi vào nền nếp, tham gia phối hợp tích cực, hiệu quả các hoạt động ở địa phương, nhất là trong công tác vận động quần chúng, giữ gìn an ninh trật tự, phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn…
Kết hợp chặt chẽ kinh tế - xã hội với quốc phòng - an ninh
Thời gian qua, bên cạnh thuận lợi là cơ bản, đất nước ta cũng gặp nhiều khó khăn, thách thức trong phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), củng cố quốc phòng - an ninh (QP-AN), xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Các lực thù địch, phản động tăng cường các hoạt động chống phá ta về chính trị, kinh tế, tư tưởng, văn hóa; thực “hòa bình”, thúc đẩy “tự “tự hóa” “phi chính trị hóa” quân Để xây dựng khu vực phòng thủ (KVPT) vững chắc, tỉnh ta tiếp tục thực hiện tốt chủ trương kết hợp chặt chẽ giữa phát triển KT-XH với củng cố QP-AN, xây dựng thế trận QPTD gắn với thế trận an ninh nhân dân, xây dựng các tiềm lực trong KVPT.
Trong công tác xây dựng các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án đầu tư phát triển KT-XH, các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh đều có sự phối hợp đồng bộ, đề xuất, định chặt chẽ, phù hợp với thực tiễn của địa phương và đúng quy định của pháp luật, vừa bảo đảm đáp ứng yêu cầu về phát triển KT-XH, vừa bảo đảm yêu cầu về củng cố QP-AN và xây dựng KVPT. Nhờ có sự phối hợp, quản lý chặt chẽ, thống nhất nên các kế hoạch, quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH của tỉnh, quy hoạch tỉnh và quy hoạch từng ngành, địa phương đều phù hợp với tổng thể bố trí quốc phòng kết hợp phát triển KT-XH theo Quyết định 2412 của Thủ tướng Chính phủ.
Việc phát triển kinh tế vùng được chú trọng, bước đầu phát huy tiềm năng, thế mạnh từng vùng, tạo được sự liên kết phát triển giữa các vùng trong tỉnh và giữa Phú Yên với các tỉnh trong khu vực duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Xây dựng đô thị, nông thôn, xây dựng kết cấu hạ tầng bảo đảm thống nhất, đồng bộ với quy hoạch xây dựng thế trận quân sự trong KVPT.
Trong công tác diễn tập phòng thủ ở các cấp, từ năm 2009 đến nay, đã tổ chức 2 cuộc diễn tập KVPT cấp tỉnh, 20 cuộc diễn tập KVPT cấp huyện, 248 cuộc diễn tập chiến đấu trị an (nay là chiến đấu phòng thủ) cấp xã. Bình quân, trong giai đoạn 2009-2019, mỗi đơn vị cấp tỉnh, huyện, xã tổ chức 2 cuộc diễn tập phòng thủ.
Ngoài ra, các đơn vị quân sự, công an, biên phòng đã tổ chức diễn tập chỉ huy - cơ quan, diễn tập ứng phó hành vi can thiệp bất hợp pháp, diễn tập nguy hàng không, diễn tập ứng phó sóng thần… theo kế hoạch hàng năm, đạt kết quả khá tốt. Thông qua diễn tập ở các cấp đã vận hành ngày càng có hiệu quả cơ chế Đảng lãnh đạo, chính quyền điều hành, quân sự, công an, biên phòng và các ban ngành, đoàn thể làm tham mưu; củng cố bổ sung các quyết tâm, kế hoạch chiến đấu, đồng thời khắc phục những tồn tại, hạn chế, sẵn sàng xử lý hiệu quả các tình huống có thể xảy ra.
Không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống
Tăng cường QP-AN, xây dựng nền QPTD toàn diện, vững chắc là nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết, cơ bản lâu dài, là trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền, của toàn dân và cả hệ thống chính trị trong giai đoạn mới.
Đó là thực hiện nền nếp, hiệu quả công tác giáo dục bồi dưỡng, phổ biến kiến thức QP-AN, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân đối với hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Xây dựng lực lượng toàn dân và LLVT ngày càng vững mạnh, trong đó LLVT phải thực sự là nòng cốt trong xây dựng nền QPTD; phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng, kiên quyết, kiên trì đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hành động chống phá của các thế lực thù địch; ngăn chặn, phòng ngừa và xử lý hiệu quả các tình huống về QP-AN, giữ vững ổn định an ninh trật tự ở từng địa phương, cơ sở; SSCĐ và chiến đấu thắng lợi trước mọi kẻ thù, bảo vệ vững chắc chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, tạo môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển KT-XH. Xây dựng thế trận QPTQ gắn với thế trận an ninh nhân dân ngày càng vững mạnh; không ngừng củng cố, tăng cường các tiềm lực trong KVPT tỉnh, nhất là tiềm lực chính trị - tinh thần, phát huy khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng “thế trận lòng dân” vững chắc.
Đồng thời chú trọng công tác quy hoạch quốc phòng, quản lý nhà nước về quốc phòng; quan tâm đầu tư nguồn lực xây dựng, củng cố thế trận quân sự trong KVPT, xây dựng công trình chiến đấu, công trình phòng thủ theo đề án, phù hợp với quy hoạch phát triển KT-XH của tỉnh. Coi trọng kết hợp phát triển KT-XH với tăng cường QP-AN, góp phần nâng cao khả năng huy động nguồn lực của địa phương cho nhiệm vụ quốc phòng trong thời bình, sẵn sàng chuyển sang thời chiến, không để bị động bất ngờ trong mọi tình huống.
Đại tá PHAN ANH KHOA
Chính ủy Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh