Cầu ngư - lễ hội truyền thống đặc sắc ở miền biển Phú Yên (Tiếp theo kỳ trước)

Cầu ngư - lễ hội truyền thống đặc sắc ở miền biển Phú Yên (Tiếp theo kỳ trước)

Theo phong tục của ngư dân, ngày thỉnh ngọc cốt Ông thường không căn cứ ngày chôn mà tuỳ thuộc vào ngày giờ của tháng và năm ấy. Cũng như họ không lấy ngày Ông lụy làm ngày giỗ mà lấy tháng làm ngày giỗ. Trước khi thỉnh ngọc cốt, Vạn trưởng cúng xin phép Ông cho vạn lạch được đưa thi thể vào lăng thờ để tránh mưa bão nắng gió.

Theo phong tục của ngư dân, ngày thỉnh ngọc cốt Ông thường không căn cứ ngày chôn mà tuỳ thuộc vào ngày giờ của tháng và năm ấy. Cũng như họ không lấy ngày Ông lụy làm ngày giỗ mà lấy tháng làm ngày giỗ. Trước khi thỉnh ngọc cốt, Vạn trưởng cúng xin phép Ông cho vạn lạch được đưa thi thể vào lăng thờ để tránh mưa bão nắng gió. Người được chọn để thỉnh ngọc cốt phải trai giới trước đó 3 ngày. Khi lấy ngọc cốt, ngư dân lấy thứ tự từ đầu đến đuôi, lấy đến đâu rửa sạch đến đó. Nước rửa thường là rượu trắng hoặc nước nấu bằng hoa lá có mùi thơm, sau đó đem cốt phơi khô và xếp vào một cái quách sơn màu đỏ. Nếu cốt Ông to quá hoặc chiếc quách không chứa được, thì ngư dân phải đóng một cái hộc đặt sau lưng điện thờ rồi sắp xếp cốt theo thứ tự từ đầu đến đuôi, và cứ như thế mỗi năm đến ngày làm lễ cầu ngư, Vạn trưởng cùng ban lạch lấy ngọc cốt dùng rượu rửa sạch và lau chùi phơi khô rồi đặt vào chỗ cũ. Ngư dân không bao giờ để ngọc cốt bị ẩm ướt, mục nát hay bị tổn lạc. Theo quan niệm của ngư dân, ngọc cốt chính là sự hiện diện của thần Nam Hải, có chức năng định đoạt số phận của vạn chài trong việc làm ăn.

Trong ngày thỉnh ngọc cốt vào lăng, đội chèo, đội bả trạo cũng tham gia thực hành nghi lễ. Lời hát của đội chèo tại lạch Đông Tác (phường Phú Đông) tỏ rõ sự ngưỡng vọng, tôn kính và hiển linh của Ông đã giúp dân chài trong khi đánh bắt ngoài khơi.

An nội lễ nghi chỉnh túc

Nay tiền đình đăng chúc huy hoàng

Truyền bả trạo nghiêm trang

Xếp chèo vào bái yết

Nhớ tôn linh ngày xưa hiển hách, quản khai đại độ

Nay siêu phàm về tại miếu môn

Ngày mùng 8 tháng 2 năm giáp Tuất

Ông, Ông ơi, lụy mình cảm động vạn thôn

Lìa gót ngọc về nơi sở tự

Nay bổn lạch có lòng thậm đoán

Ngư dân trên dưới thuận hòa

Tuyết vừa, đông mãn, xuân qua

Đem thần cốt về nơi lăng tự

Cùng lệnh thủy tề chúa ngọc Nương Nương

Lệnh bà ơi, chữ có rằng: sự tử như sanh

Nay bổn lạch lòng thành, kính dâng giữa trời xanh cuộc thể

Về trên ban có chốn sanh thành

Giàng trần cảnh xuất danh hồng điện

Nay tiếng hô trạo ca dìu dịu

Hỡi đồng nghịch bích cung

Quả ông rồi xưa có linh thiêng

Nay bổn lạch đã toan đành dạ

Thuyền phân ra hai ngả

Truyền tung chánh thuyền rồng

12 em chèo quế rộn ràng

Giương một ngọn buồm lang chống thẳng

Nghe tiếng hỡi trạo ca văng vẳng

Bên lăng chào cuộc xướng tri tri

Ông, Ông ơi, quả ông rồi, dâm cách trai kỳ

Xuôi thôn lạch đồng môn phước chỉ

Phước chỉ lưu tồn bổn lạnh

Nguyện chư thần phù hộ ngư dân

Đồng lòng cung kính đền ơn

Phò nguy cứu tử trong cơn hiểm nghèo

Cúi đầu lạy tạ lệnh Ông

Phú An, Đông Tác, lạnh thôn thái bình.

Phần lễ thức an táng cá Ông và lời hát của đội chèo trong ngày an táng cá Ông đã phần nào cho thấy tín ngưỡng thờ cúng cá Ông đã ăn sâu vào đời sống tinh thần của ngư dân vùng biển, hơn thế đã trở thành những giá trị truyền thống của văn hóa biển và là thành tố tạo nên nét đặc sắc của lễ hội cầu ngư.

(Còn nữa)

Th.sĩ NGUYỄN HOÀI SƠN

Từ khóa:

Ý kiến của bạn