Thu đông năm 1953, cuộc kháng chiến của quân dân cả nước bước vào giai đoạn quyết định. Quân ta đang tiến lên phản công trên khắp các chiến trường; so sánh lực lượng giữa ta và địch đã thay đổi có lợi cho ta. Chủ trương của ta trong thời gian này là tập trung lực lượng tấn công tiêu diệt sinh lực địch, giải phóng đất đai; đồng thời buộc địch phải bị động phân tán lực lượng hơn nữa để đối phó trên những địa bàn xung yếu mà chúng không thể bỏ được. Phương châm chiến lược của ta lúc này là: tích cực, chủ động, linh hoạt.
Phú Yên là mục tiêu đầu tiên trong chiến dịch Át Lăng của kế hoạch Na-va. Tình hình đó đòi hỏi chẳng những bộ đội cần được trang bị vũ khí nhiều hơn, tốt hơn mà các xưởng quân giới cũng phải chuẩn bị đối phó với địch, bảo đảm an toàn cho xưởng để sản xuất vũ khí. Lúc này Quân giới Phú Yên vừa sản xuất, vừa sẵn sàng chiến đấu, vừa phân bổ cán bộ đi phục vụ chiến dịch. Tất cả các đơn vị đều được tổ chức học tập, nhận rõ âm mưu của địch, động viên công nhân ra sức khắc phục khó khăn, sản xuất thật nhiều vũ khí và nhanh chóng sửa chữa vũ khí hư hỏng kịp thời theo nhu cầu của chiến trường. Để đối phó với chiến dịch Át Lăng, cuối năm 1953, Vụ Quân giới Liên khu 5 chỉ đạo cho binh công xưởng QB 430 chuyển ra Triêm Đức, sáp nhập với binh công xưởng QB 420, hình thành binh công xưởng QB 470 mới.
Ngày
Ngày
Khi đơn vị vừa rút khỏi Triêm Đức, pháo địch dồn dập bắn vào khu vực binh công xưởng đóng.
Sự chỉ đạo sáng suốt của cấp trên, sự nỗ lực vượt bậc của toàn thể công nhân trong đơn vị, sự đóng góp nhân tài vật lực của Đảng bộ, nhân dân huyện Đồng Xuân, đặc biệt là sự đóng góp của xã Xuân Quang, đã giúp cho đơn vị tránh được tổn thất, tiếp tục sản xuất vũ khí, không bị gián đoạn.
Hơn lúc nào hết chiến trường đang rất cần vũ khí, tỉnh cấp cho đơn vị 25 triệu bạc tín phiếu và 4 con ngựa, Vụ Quân giới Liên khu V cử đồng chí Nguyễn Tiếm về giúp đỡ đơn vị và cùng cấp ủy tìm địa điểm xây dựng xưởng đúc ở phía nam Vực Ông, đường lên Cây Vừng.
5 giờ sáng
Ngày 22/3/1954, một bộ phận gồm 30 cán bộ công nhân viên do đồng chí Hà Nhật phụ trách chuyên môn và đồng chí Dương Sum phụ trách chính trị được đưa vào phía nam tỉnh Phú Yên để sản xuất và sửa chữa vũ khí. Toàn bộ máy móc dụng cụ được chuẩn bị gọn nhẹ. Ngày
Để đảm bảo an toàn cho sản xuất, văn phòng QB 470 đóng tại Phú Vang, các bộ phận sản xuất đều chuyển lên buôn Ma Hàm.
Tin thắng trận trên các chiến trường trong tỉnh và cả nước đưa về dồn dập đã động viên cán bộ công nhân hăng hái sản xuất.
Ngày
Đơn vị sản xuất và sửa chữa vũ khí phía nam, vì thời gian gấp rút, phải tập kết trong vòng 30 ngày, nên toàn bộ máy móc thiết bị đều phải cất giấu ở chiến khu.
Chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Quân giới Phú Yên dũng cảm vượt qua khó khăn, vượt qua những hạn chế ngặt nghèo trong chiến tranh, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân đã tin tưởng giao phó.
ĐỖ THÍNH