Sămbrăm là người dân tộc Chăm tên thật là KsoLơ, dân làng gọi là Ma Chàm (cha của Chàm) theo tập tục khi đã sinh người con đầu. Cũng có tài liệu viết Sămbrăm tên là Mang Lơ, Mang Chàm, Hội Chàm. Ông sinh vào khoảng những năm đầu thập niên 70 thế kỷ XIX tại buôn Suối Ché, tổng Bầu Bèn, nay là thôn Tân Hải, xã Phước Tân (huyện Sơn Hòa).
![]() |
Nhà ngục Buôn Ma Thuột, một trong những nơi giặc Pháp giam cầm Sămbrăm – Ảnh: HỮU AN
|
Buôn Suối Ché cùng nhiều buôn làng khác ở gần dãy núi La Hiên miền Tây Phú Yên đã từng là hậu cứ của phong trào Tây Sơn vào cuối thế kỷ XVIII, phong trào Cần Vương chống Pháp ở Phú Yên vào cuối thế kỷ XIX, cuộc khởi nghĩa Võ Trứ, Trần Cao Vân (1898 – 1900). Sămbrăm sinh ra và trưởng thành trên vùng đất qua bao lần là căn cứ địa của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc. Điều đó có tác động mạnh mẽ đến việc hình thành ý thức chống thực dân Pháp ở ông. Từ lúc còn là thanh niên, Sămbrăm đã từng tham gia phong trào chống pháp do Nguyễn Hào Sự tổ chức và ủng hộ khởi nghĩa Võ Trứ.
Trước khi tổ chức phong trào chống Pháp, Sămbrăm là một thầy cúng có uy tín. Ông thường đi lại nhiều nơi ở miền núi và đồng bằng. Sự giao du, tiếp xúc rộng rãi ấy giúp Sămbrăm thấy được cảnh cơ cực lầm than của đồng bào do ách áp bức, bóc lột tàn bạo của thực dân phong kiến. Ông cũng thấy được nơi đồng bào ước mơ chính đáng là đánh đuổi giăïc Pháp, đòi lại quyền tự do làm ăn sinh sống, không phải đi phu, nộp thuế. Từ đó, Sămbrăm quyết định tổ chức lực lượng đánh đuổi giặc Pháp, giành độc lập cho các dân tộc. Những hoạt động chống Pháp bắt đầu diễn ra vào đầu năm 1935, để quy tụ và đoàn kết nhân dân xây dựng lực lượng, Sămbrăm thiết lập đàn cúng Giàng và tổ chức lễ rải nước phép. Thông qua hoạt động đó, Sămbrăm đã thông báo cho những người đến dự biết mục tiêu chống Pháp của mình, ai tán thành mục tiêu này, người đó trở thành thành viên của phong trào. Họ được nhận chức sắc và huấn thị rồi trở về buôn làng, thực hiện mục tiêu khởi nghĩa.
Ngôi nhà sàn rộng lớn của Sămbrăm trở thành nơi tập hợp dân làng đại biểu các làng, các dân tộc gần xa. Các buôn làng Ê đê, Ba na, Chăm ở miền núi Phú Yên đều hướng về Sămbrăm. Phong trào lan rộng đến các tỉnh Tây Nguyên và vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở các tỉnh phía bắc Phú Yên. Người Ba na từ Vân Canh, An Lão (Bình Định) người H’Rê, Ca Dong, từ Ba Tơ, Sơn Hà, Trà Bồng (Quảng Ngãi), người Kor, Xơ Đăng từ Trà My, Phước Sơn (Quảng Nam) vượt hàng trăm cây số đường rừng để đến với Sămbrăm. Người dân ở các buôn làng gần thì đi bộ, ở các buôn làng xa dùng ngựa, voi, có người phải qua hành trình hàng tháng mới đến được buôn Suối Ché. Các đoàn người càng về sau càng đông, nối tiếp nhau kéo về miền núi Phú Yên(1).
Công sứ Pháp ở Phú Yên nhiều lần đi đến thị sát tình hình. Sămbrăm giải thích đó là ý của Giàng, là phong tục tập quán của đồng bào Thượng, phải cúng trời khi nắng hạn, mưa dầm thì mùa màng mới tươi tốt, cây cối muôn loài mới mong sống được. Đó cũng là lập luận mang tính hợp pháp để bọn thực dân không thể bắt bẻ, ngăn cấm Sămbrăm thực hiện ý định của mình (2). Các đại biểu đến với Sămbrăm đều mang theo một số xu đồng do dân làng quyên góp, một ít lễ vật, và khi ra về họ mang theo một chai nước phép. Số xu đồng mà các làng gần xa góp lại, có người cho rằng Sămbrăm định mua vũ khí cho cuộc chiến đấu. Có ý kiến đoán rằng bằng cách mỗi người góp một xu, Sămbrăm tính ra được số người tham gia phong trào. Còn thứ nước phép ban phát thực ra là nước sông Cà Lúi. Nó có tác dụng truyền bá rộng rãi, cổ vũ phong trào và như mối liên hệ giữa buôn làng này với buôn làng khác, dân tộc này với dân tộc khác, làm cho phong trào ngày càng có quy mô rộng lớn lan xa, và cuộc đấu tranh phát triển với một khí thế mạnh mẽ (3).
Trước những hoạt động yêu nước có tiếng vang rộng lớn của Sămbrăm, năm 1936, công sứ Pháp tại Đắk Lắk đã cử đồn trưởng cảnh sát Buốc- gơ -ri (Bougerie) đến vây bắt ông đem về giam tại nhà giam Buôn Ma Thuột. Trong phiên tòa ngày
Cách mạng Tháng Tám thành công, Sămbrăm ngoài 70 tuổi, vẫn tiếp tục làm công tác cách mạng, ông tham gia Mặt trận Liên việt tỉnh Phú Yên và Mặt trận Liên việt huyện Đồng Xuân. Ngôi nhà của ông là nơi cán bộ công tác ở địa bàn miền Tây Phú Yên và đơn vị vũ trang trung đoàn 84 thường xuyên đi lại làm việc, ăn nghỉ, được cả gia đình ông quan tâm giúp đỡ (5). Sămbrăm mất năm 1949.
(còn nữa)
KIM CHI - HỮU AN