Ông Lê Thanh Tịnh và một số bạn đọc trú tại huyện Phú Hòa hỏi: Chúng tôi là đương sự trong vụ án tranh chấp tài sản đã được tòa án thụ lý giải quyết. Tuy nhiên, vì bận công tác nên không thể trực tiếp tham gia tố tụng được. Do đó, để thuận lợi cho việc giải quyết của tòa án, chúng tôi đã làm giấy ủy quyền lại cho người khác tham gia tố tụng. Thế nhưng, khi chúng tôi mang giấy ủy quyền đến UBND xã nơi chúng tôi có hộ khẩu thường trú để yêu cầu chứng thực chữ ký của chúng tôi trong giấy ủy quyền, thì UBND xã yêu cầu phải có chữ ký của người nhận uỷ quyền trong giấy ủy quyền. Đồng thời, UBND xã đã từ chối chứng thực vì không thuộc thẩm quyền và yêu cầu chúng tôi mang đến Phòng tư pháp huyện Phú Hòa để chứng thực.
Vậy chúng tôi muốn hỏi, việc UBND xã từ chối chứng thực có đúng pháp luật không? Khi ký giấy ủy quyền, có cần thiết phải có chữ ký của người nhận ủy quyền hay không? Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết khiếu nại?
Trả lời: Theo quy định tại Điều 48 nghị định số 75/2000/NĐ-CP ngày
Việc ủy quyền không thuộc trường hợp nêu trên thì không phải lập thành hợp đồng ủy quyền mà có thể được lập thành giấy ủy quyền và chỉ cần người ủy quyền ký vào giấy ủy quyền. Do đó, khi các ông (bà) yêu cầu chứng thực giấy ủy quyền nhưng UBND xã yêu cầu phải có chữ ký của người nhận ủy quyền là không cần thiết.
Đồng thời, cũng theo quy định tại các Điều 22, Điều 24 Nghị định số 75/2000/NĐ-CP ngày 8-12-2000 của Chính phủ, thì UBND cấp xã và UBND cấp huyện đều có thẩm quyền chứng thực chữ ký của công dân Việt Nam trong các giấy tờ phục vụ cho việc thực hiện các giao dịch dân sự ở trong nước. Khi các ông (bà) đề nghị chứng thực chữ ký trong giấy ủy quyền nhưng UBND xã từ chối, không chứng thực là không phù hợp với pháp luật. Việc từ chối chứng thực của UBND xã đã thể hiện hành vi cố ý không thi hành nhiệm vụ mà pháp luật đã giao. Trường hợp này, các ông (bà) có quyền làm đơn khiếu nại đến UBND xã để được xem xét, giải quyết.
Luật sư NGÔ MINH TÙNG